Giá dịch vụ y tế, học phí, giá gạo tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 11/2023 tăng 3,46% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%, theo Tổng cục Thống kê.

Giá dịch vụ y tế, học phí, giá gạo tăng đẩy CPI tháng 11 tăng 0,25%. Hình mih họa

Trong mức tăng 0,25% của CPI tháng 11/2023 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình không biến động.

Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước. Các yếu tố làm tăng CPI trong 11 tháng năm 2023 gồm chỉ số giá nhóm vé máy bay bình quân tăng 87,29% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,35%, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,67%, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 6,17%, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 4,55%, chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,36%, chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,51%.

Lạm phát cơ bản tháng 11/2023 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,22%).

Trong đó, bình quân giá xăng dầu trong nước 11 tháng năm 2023 giảm 12,12% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 7,5% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam,
Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.