Goldman Sachs Group Inc. gần đây đã có quan điểm tích cực về thị trường trái phiếu châu Á có lợi suất cao. Dữ liệu của Bank of New York Mellon Corp. chỉ ra rằng Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Malaysia và Nhật Bản đã ghi nhận dòng vốn đầu tư vào nợ doanh nghiệp trong ba tháng tính đến ngày 18/1. Ngược lại, Trung Quốc ghi nhận dòng tiền chảy ra.
Lạm phát gia tăng đồng nghĩa với việc thị trường trái phiếu châu Á nói chung vẫn bị lỗ giống như nhiều nơi trên thị trường tín dụng toàn cầu, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn. Giá trị thị trường trái phiếu bằng đồng USD của tất cả các bảng xếp hạng từ các tổ chức phát hành Trung Quốc đã giảm khoảng 3,7% vào đầu năm 2022, ngay cả khi chính phủ đã đưa ra những chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản.
Con số này cao hơn nhiều khi so với tỷ lệ 1,5% tại Ấn Độ, 0,8% đối với các công ty Hàn Quốc và 0,7% đối với các khoản vay của Philippines, theo một chỉ số của Bloomberg.
“Các nhà đầu tư đã tìm đến những thị trường khác lợi suất cao như Ấn Độ và các khu vực khác bên ngoài châu Á như một biện pháp để giảm mức độ tương tác của họ với thị trường bất động sản Trung Quốc”, Mei Leong, trưởng bộ phận Danh mục đầu tư của công ty Eastspring Investments cho biết.
Một ví dụ gần đây về một nhà quản lý tiền tệ đã giảm tương tác với thị trường trái phiếu Trung Quốc là BDO Capital & Investment Corp. Công ty đã bán cổ phần của mình tại các công ty bất động sản Trung Quốc, Chủ tịch Eduardo Francisco cho biết.
Đánh giá của cả ngân hàng Goldman Sachs và quỹ tín dụng CreditSights đều nhận thấy các công ty Ấn Độ có sức hấp dẫn. Ngân hàng của Mỹ tin rằng các công ty tài chính sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi các vấn đề của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi dịch chuyển khỏi quốc gia này.
Tuy nhiên, có nhiều rủi ro đối với thị trường tín dụng châu Á. Do các nhà đầu tư đang tìm hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư, CreditSights cho biết xếp hạng tín dụng châu Á bên ngoài Trung Quốc đã giảm. Điều đó có nghĩa là nhiều ông lớn ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á chỉ đảm bảo xếp hạng hoạt động trên thị trường, mặc dù có các nguyên tắc cơ bản tốt.
Sau khi đối mặt với nhiều biến động trong suốt năm 2021 và đầu năm 2020, thị trường trái phiếu bằng đồng USD của Trung Quốc đã phục hồi trong những phiên gần đây nhờ một loạt chính sách nhằm nới lỏng các hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản và kích thích tiền tệ từ chính phủ nước này. Tuy nhiên, triển vọng không quá sáng sủa và vẫn có khả năng xảy ra thêm các vụ vỡ nợ, theo Goldman Sachs.
Nếu những vụ vỡ nợ của các công ty bất động sản Trung Quốc không nằm ngoài tầm kiểm soát, điều này vẫn có thể thu hút túi tiền từ các nhà đầu tư châu Á, nhưng bất kỳ cuộc khủng hoảng kéo dài nào cũng sẽ gây ra suy thoái kinh tế và có tác động chi phối cả khu vực. Các khoản nợ của những công ty bất động sản Trung Quốc chiếm tỷ trọng không cân đối trong các chỉ số chung khu vực. Chính vì vậy, các nhà đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào.
Hiện tại, các khoản vay nợ của những công ty bất động sản châu Á bên ngoài thị trường Trung Quốc mang lại mức độ biến động thấp hơn và một số thay đổi theo từng quốc gia. Điều này đã khuyến khích các nhà đầu tư xuống tiền.
-
Khối lượng đầu tư bất động sản văn phòng và khách sạn tại châu Á năm 2022 dự kiến tăng 30%
Khi thế giới đang bước vào chu kỳ phục hồi sau tác động khắc nghiệt của đại dịch Covid-19 trong năm 2021, công ty tư vấn bất động sản JLL dự kiến mức đầu tư vào phân khúc văn phòng và khách sạn sẽ tăng 20% đến 30% vào năm 2022.
-
Co-living chinh phục giới trẻ châu Á
Co-living là một cách thức mới để chia sẻ không gian sống với những người khác. Xu hướng này đang trở nên phổ biến ở nhiều thị trường châu Á, đặc biệt là khi khả năng chi trả cho nhà ở ngày càng trở thành một mối quan tâm lớn với nhiều người trẻ.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.