CafeLand – Theo một báo cáo của CBRE, các nhà đầu tư châu Á đã thiết lập một kỷ lục mới với số vốn dịch chuyển ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đạt 62,4 tỷ USD trong năm 2015, tăng 37% so với năm 2014.

Theo đó, các nhà đầu tư đến từ Singapore, Trung Quốc, HongKong đã tích cực rót vốn vào bất động sản ngoài khu vực, tăng mạnh so với năm trước tương ứng là 58%, 42% và 49%. Danh mục đầu tư bất động sản chiếm 28% tổng mức đầu tư ra bên ngoài châu Á, tăng 16% so với năm 2014.

Các cuộc đầu tư xuyên biên giới ngày càng đa dạng vị trí địa lý. London vẫn là điểm đến thu hút các nhà đầu tư châu Á mặc dù số vốn đầu tư đã giảm trong năm 2014 và 2015 lần lượt là 17% và 13%. Ngược lại, ở các thành phố New York, Sydney, Đức,…trong năm 2015 đã nhận được một tỷ lệ vốn lớn từ các nhà đầu tư châu Á.

Mỹ đã vượt qua EMEA để trở thành khu vực thu hút lượng vốn lớn nhất từ châu Á với 22,4 tỷ USD, tăng 109% so với năm trước. Khu vực Thái Bình Dương cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể nguồn vốn từ châu Á, tăng 45%. Trong khi đó, ở khu vực EMEA tăng 7% và châu Á tăng 12% so với năm trước là tương đối vừa phải.

Ada Choi, Giám đốc nghiên cứu cấp cao của CBRE Châu Á cho biết, các nhà đầu tư châu Á vẫn đang tiếp tục đầu tư ra bên ngoài với nhiều loại hình thức khác nhau. Trong khi các quỹ tài sản của nhà đầu tư Trung Quốc và Singapore đã hoàn thành một số danh mục đầu tư lớn bên ngoài châu Á, các công ty bảo hiểm từ Trung Quốc và Đài Loan đang ngày càng mở rộng các danh mục đầu tư ra nước ngoài. Các công ty bất động sản cũng trở nên năng động hơn trên thị trường quốc tế, đặc biệt là nhóm các nhà đầu tư đến từ Singapore.

Bà Ada Choi cũng cho biết thêm, bên cạnh các nguồn vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Singapore, HongKong, Hàn Quốc thì cũng có các nguồn đầu tư gián tiếp từ các quỹ, hội giao dịch của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Marc Giuffrida, Giám đốc Điều hành thị trường vốn toàn cầu tại khu vực châu Á cho biết, điểm nhấn lớn nhất trong năm 2015 là sự gia tăng lớn trong các giao dịch và danh mục đầu tư với các hợp đồng có giá trị hơn 500 triệu USD. Các nhà đầu tư bất động sản xuyên quốc gia tại khu vực châu Á muốn thoát khỏi thị trường cửa ngõ truyền thống, đã từng bước đa dạng hóa hạng mục đầu tư, tập trung nhiều hơn vào khách sạn và khu công nghiệp, trong khi văn phòng vẫn chiếm ưu thế.

Châu An (WPJ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.