Thông tin về tình hình cung ứng vật liệu thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, đối với 10 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa, tổng nhu cầu vật liệu đá cho dự án cần gần 20 triệu m3.
Khối lượng trên đang được lấy từ 90 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng hơn 186 triệu m3, tổng công suất khai thác hiện nay khoảng gần 11,5 triệu m3/năm. Khả năng cung ứng của các mỏ đáp ứng yêu cầu.
Các loại vật liệu phục vụ thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 cơ bản đã xác định được nguồn cung
Về vật liệu cát, theo tính toán, nhu cầu cần cho dự án cần khoảng gần 10 triệu m3. Trong đó, hơn 4,7 triệu m3 lấy từ 77 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng khoảng gần 10,7 triệu m3; hơn 5,5 triệu m3 được lấy từ 19 mỏ mới chưa khai thác với tổng trữ lượng khoảng hơn 13 triệu m3.
Tính đến cuối tháng 9/2024, các địa phương đã hoàn thành cấp bản xác nhận khối lượng 19/19 mỏ, các nhà thầu đang khai thác 19/19 mỏ với tổng trữ lượng hơn 6 triệu m3, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Riêng vật liệu đất đắp, nhu cầu phục vụ thi công các dự án khoảng 50 triệu m3. Trong đó, 2,7 triệu m3 lấy từ 21 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng hơn 10 triệu m3, tổng công suất khai thác khoảng hơn 3 triệu m3/năm, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Bộ GTVT cho biết, với khối lượng còn thiếu, hồ sơ mỏ vật liệu đã xác định cần khai thác hơn 43 triệu m3 từ 58 mỏ chưa khai thác có tổng trữ lượng gần 47 triệu m3. Các địa phương đã cấp bản xác nhận khối lượng khai thác 58/58 mỏ do nhà thầu thi công đăng ký. Các nhà thầu đã khai thác 55/58 mỏ với trữ lượng hơn 43 triệu m3.
“Còn lại 3 mỏ đất phục vụ thi công các đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ (1 mỏ), Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (2 mỏ) đang trong quá trình thỏa thuận với chủ sở hữu về giá chuyển nhượng và hoàn thiện thủ tục để khai thác không ảnh hưởng đến tiến độ thi công", Bộ GTVT thông tin.
Đối với 2 dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau, theo Bộ GTVT, tổng nhu cầu vật liệu đá thi công cần khoảng 2,2 triệu m3, đất đắp khoảng 1,5 triệu m3 lấy từ các mỏ đang khai thác trong khu vực với khả năng cung ứng đáp ứng được các yêu cầu.
Riêng vật liệu cát đắp nền, tổng nhu cầu khối lượng khoảng 18,5 triệu m3.
Đến cuối tháng 9/2024, hơn 28 triệu m3 đã xác định được nguồn cung. Gần 23 triệu m3 đã cấp bản xác nhận, đủ điều kiện khai thác. Trong đó, An Giang là 6,8 triệu m3, Đồng Tháp là 7 triệu m3, Vĩnh Long là 3,5 triệu m3 và Sóc Trăng là 5,5 triệu m3. Khoảng 5,5 triệu m3 còn lại đang được các bên liên quan hoàn tất thủ tục khai thác.
-
Đón cùng lúc bão Yagi và “bão giá” vật liệu, doanh nghiệp xây dựng gặp khó
Cùng với giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới, tình hình bão lũ xảy ra tại nhiều địa phương đã làm gián đoạn hoạt động thi công các công trình xây dựng. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 3/2024.
-
Các “ông lớn” làng thầu kiến nghị gì để gỡ khó về mặt bằng, đơn giá, nguồn vật liệu làm cao tốc?
Các doanh nghiệp xây dựng kiến nghị tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện đảm bảo nguồn vật liệu đất và cát đắp cho dự án và sớm định giá cát tại mỏ theo cơ chế đặc thù để làm cơ sở thanh toán và giải ngân.
-
Dòng tiền bất ngờ rời khỏi thị trường kim loại do sức ép từ đồng USD tăng mạnh
Theo MXV, đồng USD mạnh lên tiếp tục là yếu tố gây sức ép mạnh mẽ lên giá các mặt hàng trong nhóm kim loại quý.
-
Tiêu thụ xi măng bật tăng nhờ... cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành
Trong tháng 10/2024, sản lượng xi măng tiêu thụ đạt khoảng 6 triệu tấn, tăng 50% so với tháng 9, một phần nguyên nhân là nhờ các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành…...
-
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra từ khâu xây dựng mỏ, phương án khai thác; khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng....