Liên quan đến kiến nghị của 29 doanh nghiệp về việc xem xét tháo gỡ vướng mắc tại 38 dự án bất động sản nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở tái định cư trên địa bàn.
Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan có nhiệm vụ kịp thời trao đổi, làm việc và hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, khẩn trương báo cáo xin ý kiến UBND TP để xem xét, quyết định. Kết quả thực hiện phải báo cáo cho UBND TP.HCM trong 15 ngày làm việc.
Trước đó, trong một văn bản của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân (nhà ở giá vừa túi tiền) và nhà ở xã hội là 2 loại nhà đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp đô thị.
Do “thiếu cung” trong lúc tổng “cầu” rất lớn, mà theo quy luật cung-cầu đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của Việ Nam cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở (so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6-7 lần thu nhập).
Cũng theo HoREA, tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng “cung-cầu” vừa bị mất cân đối “lệch pha” về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, để kéo giảm giá nhà ở trên thị trường bất động sản thì phải có giải pháp hiệu quả làm tăng nguồn cung nhà ở, mà muốn tăng nguồn cung nhà ở thì trước hết phải tháo gỡ một số “vướng mắc, bất cập” của một số quy định pháp luật làm tăng nguồn cung dự án để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất đa dạng từ bình dân đến cao cấp cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
Theo đại diện một doanh nghiệp bất động sản, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá nhà hiện nay tăng cao, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung mới gần như không còn. Trong khi đó, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 100 dự án đang bị “đứng” do vướng rà soát thủ tục, pháp lý kéo dài mấy năm nay. Nếu số lượng dự án này nhanh chóng được “giải phóng” thì sẽ cung cấp lượng lớn nguồn cung cho thị trường trong thời gian tới. Qua đó, góp phần giúp kéo giảm giá nhà đang tăng quá cao như hiện nay.
Bên cạnh những dự án nằm trong diện vướng mắc chờ “cởi trói”, trong thời gian tới nguồn cung nhà ở tại TP.HCM và Hà Nội dự kiến sẽ tăng lên do việc dồn nén của nhiều dự án chậm án hàng do ảnh hưởng của đợt dịch Covid – 19.
Ngoài ra, thông tin về các doanh nghiệp lớn như Vinhomes công bố kế hoạch phát triển 500.000 căn nhà xã hội trong những năm tiếp theo cũng mang đến tín hiệu tích cực cho thị trường.
Cụ thể, Vinhomes cho biết, trong năm năm tới doanh nghiệp này sẽ tập trung xây dựng khoảng 500.000 căn nhà ở xã hội tập trung tại khu vực vùng ven những đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… trong đó, ưu tiên trước khu vực lân cận TP.HCM và Hà Nội.
Theo đó, các dự án nhà ở xã hội của Vinhomes sẽ mang thương hiệu Happy Home, quy mô mỗi dự án từ 50 – 60ha. Những dự án này nằm tách biệt khỏi các dự án nhà ở thương mại hoặc là các khu đất nhà ở xã hội trong các đại dự án của Vinhomes. Dự kiến giá bán căn hộ Happy Home sẽ dao động từ 300 – 950 triệu đồng mỗi căn.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).