Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến nội bộ công ty.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Chiến đã hoàn tất bán toàn bộ 10,7 triệu cổ phiếu HSG. Lượng cổ phiếu giao dịch tương đương 1,74% vốn của nhà sản xuất có thị phần tôn mạ số 1 Việt Nam. Giao dịch được thực hiện từ ngày 14/9 đến ngày 5/10 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Động thái thoái sạch vốn của người nhà Chủ tịch Hoa Sen diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HSG ghi nhận nhịp hồi mạnh từ vùng đáy hồi tháng 11/2022.
Trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch, cổ phiếu này đã đạt đỉnh gần 17 tháng (phiên 21/9) trước khi quay đầu giảm 17% xuống còn 18.350 đồng/cp (chốt phiên 5/10). Như vậy, ước tính ông Chiến đã thu về số tiền khoảng hơn 200 tỷ đồng từ việc bán hết lượng cổ phiếu HSG đang nắm giữ.
Người nhà Chủ tịch Lê Phước Vũ thoái sạch toàn bộ vốn tại Tập đoàn Hoa Sen
Được biết, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen là anh vợ của ông Nguyễn Văn Chiến. Ông Nguyễn Văn Chiến cũng là người nội bộ duy nhất của ông Vũ nắm giữ cổ phần của Hoa Sen.
Trong cơ cấu cổ đông của Hoa Sen, ông Vũ đang đứng thứ hai về tỷ lệ sở hữu khi nắm giữ 104,84 triệu cổ phiếu HSG, tương đương 17,02% vốn. Cổ đông tổ chức lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen với tỷ lệ sở hữu 19,87%.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, quý 3 niên độ tài chính 2022-2023 (từ 1/10/2022 đến 30/9/2029), Hoa Sen ghi nhận doanh thu thuần 8.645 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn và chi phí, doanh nghiệp này lãi ròng 14 tỷ đồng, giảm đến 95% so với cùng kỳ niên độ trước.
Lũy kế 9 tháng, Hoa Sen ghi nhận doanh thu 23.544 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ niên độ trước. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp này vẫn lỗ 410 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1.100 tỷ đồng.
Được biết năm 2023, Hoa Sen đưa ra hai kịch bản lợi nhuận 100 tỷ đồng và 300 tỷ đồng, đều thấp so với kế hoạch 10 năm trở lại đây. Cụ thể, kịch bản đầu tiên dựa trên sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn, mang về doanh thu 34.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 100 tỷ đồng. Với kịch bản khả quan hơn là tiêu thụ được 1,5 triệu tấn thành phẩm, công ty dự kiến thu 36.000 tỷ đồng và lãi 300 tỷ đồng.
Như vậy, với việc lỗ tới 410 tỷ đồng sau 9 tháng, Hoa Sen hiện vẫn còn ở rất xa so với mục tiêu lãi 100-300 tỷ đồng trong niên độ này.
Chủ tịch Lê Phước Vũ cho rằng những khó khăn của ngành tôn thép nói chung có thể kéo dài tới cuối năm 2024 do các vấn đề vĩ mô như bất ổn địa chính trị, chính sách tiền tệ thắt chặt, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, nhu cầu suy yếu.
“Năm nay có lãi là thành công rồi”, Chủ tịch Hoa Sen nhận định.
-
Đi qua “cơn bĩ cực”, lợi nhuận của Hoa Sen, Nam Kim được dự báo ra sao trong các quý tới?
SSI dự phóng lợi nhuận năm 2023 của Nam Kim đạt 195 tỷ đồng nhờ giá thép ổn định và sản lượng tiêu thụ phục hồi. Trong khi đó, Hoa Sen có thể lỗ ròng 75 tỷ đồng, phần lớn là do khoản lỗ 680 tỷ trong quý đầu niên độ tài chính 2022-2023.
-
Lợi nhuận quý 2/2023 của Hòa Phát và Hoa Sen được dự báo ra sao sau “cơn bĩ cực"?
SSI dự phóng kết quả kinh doanh của hai “ông lớn” ngành thép là Hòa Phát và Hoa Sen sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 2/2023, song cải thiện đáng kể so với quý đầu năm.
-
Cổ phiếu tăng trần liên tục bất chấp kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp giải trình “không biết nguyên nhân”
Cổ phiếu tăng trần hơn 5 phiên liên tục khiến doanh nghiệp thép này phải giải trình theo quy định.
-
Cổ đông một hãng thép có tiếng tại miền Nam sắp nhận tin vui dịp cuối năm
Ngày 20/12 tới đây, Thép Nam Kim sẽ chốt danh sách cổ đông để nhận cổ phiếu thưởng và thực hiện quyền mua cổ phiếu. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu NKG sẽ được nhận về 20 cổ phiếu mới....
-
Sắp huy động 1.580 tỷ từ cổ đông, hãng thép có tiếng tại Bình Dương sẽ rót tiền vào đâu?
Doanh nghiệp thép này sẽ chào bán 131,6 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 37% thị trường. Toàn bộ 1.580 tỷ đồng thu được sẽ được dùng để đầu tư nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu.