17/10/2012 8:41 PM
Theo các chuyên gia, trong điều kiện lãi suất huy động ngoại tệ dành cho tổ chức kinh tế hiện chỉ ở mức 0,5%/năm, trong khi kỳ vọng tỷ giá tăng trong ngắn hạn đã được loại bỏ. Luồng ngoại tệ DN đổ vào ngân hàng lúc này biểu thị, sản xuất đang có dấu hiệu trở lại, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng.

Tiền gửi ngoại tệ tăng trở lại

“Tiền gửi ngoại tệ tổ chức kinh tế và cá nhân của các ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh riêng tháng 9 đã tăng 3,8% so với tháng 8/2012, chấm dứt 8 tháng tăng trưởng âm” một cán bộ lãnh đạo NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nói với Thời báo Ngân hàng. Lãnh đạo các ngân hàng có thế mạnh kinh doanh ngoại tệ cũng xác nhận, từ đầu tháng 9/2012 lượng tài khoản mở mới và số tài khoản hiện hữu có ngoại tệ chuyển vào tăng lên rõ rệt.


Tài khoản tiền gửi ngoại tệ của DN đang tăng nhanh. (Ảnh: BT)

Theo phòng kinh doanh ngoại tệ Vietcombank, hầu hết lượng ngoại tệ chuyển lên tài khoản trong tháng 9 của các DN chuyển vào để chờ thanh toán hàng hóa nhập khẩu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ - 2013. “Điều này đã nằm trong dự báo của Vietcombank, bởi theo quy luật thường tháng 10 hàng năm luôn là thời điểm DN bắt đầu rục rịch thực hiện các đơn hàng mua nguyên phụ liệu sản xuất kinh doanh cho năm kết tiếp. Thế nên nguồn ngoại tệ đáp ứng cho các nhu cầu mua, bán và vay mượn luôn được ngân hàng tính toán trước đó”, một lãnh đạo Vietcombank cho biết.

Tiền gửi ngoại tệ tăng trở lại trên tài khoản ngân hàng về khía cạnh nào đó cũng là một tín hiệu tích cực cho thấy sản xuất kinh doanh đang phục hồi trở lại, nguyên do nền sản xuất trong nước hiện vẫn phải dựa phần lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy rõ điều này khi 15 ngày cuối tháng 9 xuất khẩu cả nước đã thu về 9,62 tỷ USD, tăng 6,5% so kết quả nửa đầu tháng 9/2012. Bên cạnh đó, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa nửa cuối tháng 9 tăng thêm 112 triệu USD (tăng 2,4%) so với con số nửa đầu tháng 9/2012. Ngoài ra kiều hối về nhiều cũng góp phần đẩy tiền gửi ngoại tệ tăng.

Theo các chuyên gia, trong điều kiện lãi suất huy động ngoại tệ dành cho tổ chức kinh tế hiện chỉ ở mức 0,5%/năm, trong khi kỳ vọng tỷ giá tăng trong ngắn hạn đã được loại bỏ. Luồng ngoại tệ DN đổ vào ngân hàng lúc này biểu thị, sản xuất đang có dấu hiệu trở lại, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng.

Không đáng lo nhu cầu ngoại tệ

Khẳng định điều này, ông Phạm Ngọc Bích - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn – SSI cho biết, theo quy luật thường nửa cuối năm nền kinh tế vận hành mạnh hơn nửa đầu năm. Hơn thế, quãng thời gian này do DN cũng tăng lượng nhập khẩu hàng hóa dự trữ cho Tết Nguyên đán và chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất năm sau. Nhu cầu nhập khẩu tăng kéo theo nhu cầu ngoại tệ cũng tăng theo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, hệ thống ngân hàng dư sức đáp ứng nhu cầu này. Lý do là sau các giải pháp điều hành của NHNN, thời gian qua trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng được cải thiện tích cực, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh. Bên cạnh đó, hiện lượng giải ngân vốn FDI, ODA vẫn khá ổn định, kiều hối cũng tăng. Trong khi nhu cầu nhập khẩu dù có hồi phục, song khó có khả năng tăng đột biến do sản xuất – kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến vấn đề cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, lãnh đạo nguồn vốn một số ngân hàng cho rằng, từ sau sự cố ACB từ cuối tháng 8/2012 đến nay mặc dù có những ngày nhu cầu ngoại tệ tăng đột biến, tuy nhiên các ngân hàng vẫn có thể đáp ứng đủ ngoại tệ cho nhu cầu cần vay, mua của DN. Hơn nữa, hiện giá USD tương đối ổn định cũng là điều kiện tốt cho DN vay mua để thanh toán quốc tế đối với những đơn hàng nhập khẩu.

Tổng giám đốc một NHTMCP tại TP. Hồ Chí Minh cũng khẳng định, tỷ giá từ nay đến hết năm không đáng lo, do nhu cầu nhập khẩu năm nay được dự báo không có bùng nổ. Trong khi cuối năm các luồng ngoại tệ đổ vào Việt Nam nhiều hơn lượng chuyển ra, ngân hàng đủ sức cân đối nguồn ngoại tệ cho nhu cầu thiết yếu của DN. Một dự báo của SSI cho rằng, nhập siêu cả năm 2012 trong khoảng 5 tỷ USD.

Theo Phạm Hà Nguyên (TBNH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.