Công văn ngày 7/9 của Văn phòng Chính phủ dẫn thông tin TS. Cao Anh Tuấn, chuyên gia độc lập về thị trường điện, đề xuất các bên thứ 3 sẽ được thuê mái nhà từ doanh nghiệp, đầu tư hệ thống điện mặt trời rồi bán cho chính doanh nghiệp đó theo hình thức tự sản, tự tiêu.
Cùng với đó, đề xuất Bộ Công Thương cho phép giao dịch, buôn bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong phạm vi một khu công nghiệp, khu chế xuất…
Về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng Nghị định của Chính phủ về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, báo cáo Chính phủ trước ngày 10/9.
Tại dự thảo Nghị định mới nhất về điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương quy định tổ chức, cá nhân đầu tư hệ thống này không dùng hết sẽ được bán lên lưới không quá 20% công suất lắp đặt. Song, dự thảo không cho phép các hành vi mua bán điện khác giữa các tổ chức, cá nhân.
Hiện, theo cơ chế mua bán trực tiếp (cơ chế DPPA), điện mặt trời mái nhà chỉ được bán cho khách hàng sử dụng lớn, có lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng từ 200.000 kWh trở lên.
Thực tế, một số doanh nghiệp trước đó cũng đưa ra đề xuất về việc cho thuê mái để đầu tư rồi bán điện lại cho chính doanh nghiệp.
Hiện cả nước có hơn 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.
Ngoài cho buôn bán, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất chuyên gia về việc nới "room" công suất điện mặt trời mái nhà. Việc này để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nền kinh tế, xanh hóa của doanh nghiệp.
Theo TS. Cao Anh Tuấn, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Đức về điều hành thị trường điện. Tại nước này, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên tới 55% vào năm 2023, đặt mục tiêu 80% vào năm 2030.
-
Lý do áp dụng giá “0 đồng” với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc phát triển điện mặt trời mái nhà tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.