Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã thông tin về tiến độ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Theo đó, Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu cụ thể liên quan đến điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia.
Cùng với định hướng phát triển nguồn điện và phương án phát triển nguồn điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết thêm, Quy hoạch điện VIII cũng ưu tiên khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu. Đặc biệt có điện mặt trời mái nhà của người dân và điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối và không bán điện vào lưới điện quốc gia.
Việc phát triển nguồn điện này tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà. Ảnh: VGP
Để thực hiện việc này, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh cần phải xây dựng văn bản pháp luật để cụ thể hoá và đưa các cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đi vào hoạt động.
Bộ Công Thương đang nghiên cứu xây dựng Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, hiện đã công khai lấy ý kiến và tuân thủ đúng các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, nội dung dự thảo nghị định này tập trung vào các nội dung chủ yếu như khái niệm điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; quy định các công trình có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà; cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhằm tạo thuận lợi cho người dân, đơn vị phát triển.
Tại dự thảo, một nội dung được nhiều người quan tâm là sản lượng điện loại hình này nếu dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.
Giải thích về đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm tự sử dụng, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chính mình, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương nói gì về việc mua điện mặt trời mái nhà dư thừa giá 0 đồng?
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia là phù hợp, đảm bảo ngăn chặn trục lợi chính sách.
-
Lắp điện mặt trời mái nhà không cần theo quy hoạch, dùng thừa được bán lên lưới điện quốc gia?
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, các nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo từng thời điểm.








-
21 tỉnh thành phía Nam được bổ sung thêm nguồn điện mới
Từ đầu năm 2025, nhiều công trình tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng… đã được đưa vào vận hành, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội....
-
CHÍNH THỨC: Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần
Theo nghị định mới của Chính phủ, giá điện được xét thay đổi 3 tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên. Tức là, mỗi năm có thể sẽ có 4 đợt thay đổi giá điện.
-
Chính thức áp dụng mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa 2.444,09 đồng/kWh
Từ ngày 31/3, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.