Hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có mỏ cát MS03 ở xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách do Tổng Công ty Xây dựng số 1 khai thác phục vụ gói thầu số 12 dự án thành phần 4.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra chất lượng cát biển phục vụ thi công cao tốc
Theo báo cáo, mỏ cát có diện tích gần 54ha, trữ lượng được phép khai thác là 466.268 m3, trong thời gian 7 tháng, công suất khoảng 2.695 m3/ngày. Hiện nay, Tổng công ty Xây dựng số 1 đang khai thác với sản lượng khoảng 1.200 m3/ngày, đạt khoảng 40% công suất được cấp phép trong ngày.
Tại mỏ cát MS01 thuộc địa bàn 2 xã Phong Nẫm và An Lạc Tây, huyện Kế Sách, nhà thầu cho biết đã bố trí các tàu vận chuyển với công suất vận chuyển tối đa 1.600 m3/ngày, đồng thời bảo đảm đủ tàu để vận chuyển toàn bộ cát khai thác được từ mỏ MS01 về công trình cao tốc.
Mỏ MS01 được cấp phép khai thác với trữ lượng 1,18 triệu m3, được khai thác đến năm 2028, công suất khai thác tối đa 1.093 m3/ngày.
Tại xã Đại Ân 1 huyện Cù Lao Dung có khu chuyển tải, sang mạn cát biển. Địa điểm sang mạn này cách khu vực mỏ cát biển B1 đang khai thác trên 35km hướng ra biển.
Báo cáo với tỉnh Sóc Trăng, đơn vị khai thác là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C cho biết, đến nay chất lượng cát biển khai thác khi đưa về dự án để làm vật liệu san lấp được đánh giá tốt. Vấn đề kiểm soát độ mặn của cát biển luôn được đơn vị quan tâm theo dõi.
Mỗi tàu cát chuyển đến công trường dự án sẽ phải qua các lần kiểm tra độ mặn và kết quả đều được báo cáo đến ngành chức năng của các địa phương. Hiện đơn vị đã huy động thêm phương tiện, thiết bị khai thác để kịp thời nhu cầu về cát san lấp của dự án.
Chỉ đạo tại khu chuyển tải, sang mạn cát biển, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đề nghị tàu vận chuyển và tàu hút cát phải lắp định vị để Tổ công tác liên ngành về khai thác cát biển của tỉnh theo dõi được hành trình nhằm giúp quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác cát biển và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Đơn vị khai thác cát biển thông tin kịp thời về tình hình độ mặn của cát biển khi đến công trình để làm cơ sở kiến nghị đến Chính phủ cho khai thác cát biển phục vụ các dự án tại các nơi có độ mặn tương đồng.
Đối với các mỏ cát trên sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng đề nghị các đơn vị khai thác mỏ cát phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường các phương tiện hút cát và tàu vận chuyển cát đến cao tốc.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đánh giá được tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1 tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cấp 333 và cấp 222 đạt 680 triệu m3. Trong đó, cấp tài nguyên 222 là 145 triệu m3 có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Ngay gần bờ biển Sóc Trăng có “kho báu” trữ lượng hàng trăm triệu tấn, nhiều tỉnh đăng ký khai thác
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết 145 triệu m3 cát biển ở Sóc Trăng có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến đường cao tốc vùng ĐBSCL.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...