Ở chiều ngược lại, việc giá thép giảm mạnh trong thời gian qua trong bối cảnh tồn kho mặt hàng này tăng cao cũng đang khiến các doanh nghiệp sắt thép như "ngồi trên đống lửa".
Một tuần, một giá bán mới
Đến hẹn lại giảm, các thương hiệu thép xây dựng trong nước tiếp tục thông báo hạ giá sản phẩm trong ngày 22-8. Lần này, các doanh nghiệp như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Nhật, Kyoei... đều giảm 200.000-810.000 đồng/tấn.
Ngành xây dựng hưởng lợi khi giá thép liên tục giảm mạnh
Cụ thể, thép Pomina là một trong những thương hiệu giảm giá mạnh nhất trong lần này khi giảm 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giảm tới 810.000 với thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Trung. Sau điều chỉnh, giá bán mới nhất của 2 loại thép này lần lượt 14,88 triệu đồng và 15,58 triệu đồng một tấn.
Thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và 300.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 14,37 triệu đồng/tấn và 15,13 triệu đồng/tấn.
Tại miền Nam, thương hiệu thép Miền Nam điều chỉnh giảm 400.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Giá bán mới nhất của hai loại thép trên hiện còn 14,72 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn.
Chỉ tính riêng trong tháng 8 này, hàng loạt thương hiệu thép trong nước đã tiếp tục giảm giá 3 lần ở các ngày 2-8, 9-8 và mới đây nhất là 22-8. Nếu so với hồi đầu năm, giá sắt thép nội địa đã hạ nhiệt đáng kể với 15 lần điều chỉnh giảm kể từ đầu tháng 5 cho đến nay.
Có thể nhận thấy, các thương hiệu thép đang áp dụng chính sách bán hàng 1 tuần 1 giá bán mới để thúc đẩy nhu cầu mặt hàng này tại thị trường trong nước.
Các thương hiệu thép đang áp dụng chính sách bán hàng 1 tuần 1 giá bán mới
Với tần suất 1 tuần giảm giá 1 lần trong suốt thời gian vừa qua, giá bán thép xây dựng hiện nay chỉ còn cách mức giá đáy của năm 2021 từ 350.000-550.000 đồng/tấn đối với thép cuộn và khoảng 1 triệu đồng/tấn đối với thép cây.
Hiện tại, giá thép dao động trong khoảng 14,3-15,3 triệu đồng/tấn. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành xây dựng trong nước.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân giá thép giảm trong thời gian qua là do giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường chững lại. Nhà phân phối tìm cách giảm tồn kho nên lượng hàng xuất của nhà máy giảm nhiều so với bình thường.
Với áp lực giá nguyên liệu giảm, cùng nhu cầu về mặt hàng thép xây dựng suy yếu, nhiều thương hiệu thép trong nước đã liên tục điều chỉnh giá bán để cạnh tranh thị trường, gia tăng sản lượng bán hàng nhằm đảm bảo ổn định doanh thu.
Trong khi đó, giá xi măng dự kiến sẽ ổn định hơn trong giai đoạn cuối năm sau những đợt tăng liên tục trước đó.
Do thị trường xuất khẩu xi măng ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp xi măng đã quay sang tập trung nguồn lực cạnh tranh thị phần trong nước thông qua giá bán và chính sách hỗ trợ của các thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chính sách chiết khấu hỗ trợ bán hàng khoảng 50.000 đồng/tấn và các chính sách thưởng doanh số để thúc đẩy bán hàng, kích cầu tiêu dùng.
Từ nay đến cuối năm, đây cũng là giai đoạn mà các dự án đầu tư công được đẩy mạnh. Bức tranh tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng cải thiện sẽ giúp nhiều doanh nghiệp xử lý được hàng tồn kho và cân đối cung cầu trên thị trường nội địa.
Tín hiệu khả quan cho ngành xây dựng
Diễn biến giá thép hạ nhiệt giúp các doanh nghiệp xây dựng hưởng lợi đáng kể trong giai đoạn này.
Theo tính toán của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), chi phí vật liệu xây dựng thường chiếm 60-70% (sắt thép, cát, xi măng, đá…). Trong đó, chi phí thép chiếm 12-16% tổng chi phí xây dựng công trình. Nếu giá thép xây dựng tăng 10%, giá thành xây dựng các công trình sẽ tăng thêm 1%.
Chi phí thép chiếm 12-16% tổng chi phí xây dựng công trình
Thời gian qua, Chính phủ đã có văn bản gửi các bộ ngành, địa phương về việc chỉ đạo xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá tăng cao bất hợp lý ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, ngành xây dựng đang dần chuyển mình khỏi giai đoạn khó khăn nửa đầu năm khi giá nguyên vật liệu đã hạ nhiệt.
Việc giá thép liên tục đi xuống đã làm giảm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xây dựng và phát triển bất động sản, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư công cũng như giúp kìm hãm đà tăng của giá nhà.
Từ nay đến cuối năm là giai đoạn các dự án đầu tư công được đẩy mạnh, lượng việc của ngành xây dựng vì thế cũng tăng trở lại và giúp cho nhiều doanh nghiệp thép xử lý được hàng tồn kho và cân đối cung cầu.
Mặc khác, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt để giải quyết các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công. Hiện vốn đầu tư công thực hiện trong 7 tháng đầu năm đã tăng 11,9% so với cùng kỳ, ở mức 237,6 nghìn tỉ đồng, tương đương 43,3% kế hoạch cả năm 2022, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Còn trong báo cáo mới đây của Chứng khoán Vietcombank, đơn vị này dự báo nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép.
Cụ thể, nguồn vốn kế hoạch giải ngân trong năm 2022 và 2023 còn lại rất nhiều sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng cũng như nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng
Cùng với đó, nguồn cung bất động sản trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt sau quá trình siết chặt nguồn vốn vào thị trường bất động sản năm 2022. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trong sẽ là yếu tố quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành xây dựng.
-
Đà giảm giá thép vẫn còn hiện hữu trong nửa cuối năm 2022
Mặt bằng giá thép được dự báo sẽ tiếp tục giảm sâu, ít nhất trong nửa cuối năm 2022 do mùa thấp điểm xây dựng và lượng tồn kho của các nhà máy thép ở mức cao.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....