Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch WB thống nhất đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện có, đồng thời thúc đẩy các dự án chiến lược quy mô lớn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Theo đó, các dự án được tài trợ bao gồm: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam (REACH), dự án trồng 1 triệu ha lúa năng suất cao, phát thải thấp, dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Hoà Lạc, đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long và các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Đối với dự án Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam (REACH), Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ tổng chi phí của dự án là 350 triệu USD, bao gồm hai hợp phần là Tăng cường lưới điện để tích hợp VRE và Quản lý phân bổ.
Về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Hòa Lạc, đây là tuyến đường sắt xuyên tâm, kết nối trung tâm thủ đô với các đô thị dọc đại lộ Thăng Long.
Được biết, hiện nay, giao thông kết nối từ trung tâm Thủ đô lên Hòa Lạc đã có Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc dài 29km với mức vốn đầu tư 7.527 tỉ đồng.
Hà Nội cũng đang lên kế hoạch xây dựng tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc, là tuyến đường sắt xuyên tâm với chiều dài lên tới 38,43 km và tổng mức đầu tư lên tới 65.404 tỉ đồng.
Ngoài các dự án trên, trước đó Việt Nam cũng đề nghị WB nghiên cứu dành vốn vay cho một số dự án quan trọng của Việt Nam gồm:
Dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu cần 3,2 tỉ USD đầu tư phân kỳ đường đơn. Tư vấn trong nước hiện nay đã xong báo cáo giữa kỳ, 6 tháng đầu năm 2024 hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre-FS) và Ngân hàng Thế giới có thể tiếp cận để nghiên cứu.
Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo và cao tốc Pleiku - Quy Nhơn. Cả hai dự án đang được tư vấn hoàn thành báo cáo giữa kỳ. Dự kiến đến giữa năm 2024 sẽ hoàn thành Pre-FS, WB có thể tiếp cận hồ sơ để nghiên cứu sau khi tư vấn trong nước hoàn thành Pre-FS.
Bên cạnh đó, trong quá trình WB đang tái cơ cấu hiện diện trên toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ đề nghị WB thành lập một Trung tâm khu vực đặt văn phòng tại Việt Nam, khẳng định tạo điều kiện tốt nhất để văn phòng vùng vận hành các dự án tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Chủ tịch WB đặc biệt đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, nhất là việc triển khai dự án trồng 1 triệu ha lúa năng suất cao, ít phát thải, coi đây là dự án hình mẫu về nông nghiệp xanh của WB trên thế giới, giúp giảm khí thải methane cũng như có thể mang lại lợi ích tài chính rõ rệt cho người dân thông qua cơ chế tín chỉ carbon.
-
Trong cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị WB bố trí nguồn vốn cho Việt Nam vay với lãi suất thấp nhất để đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như cao tốc, đường sắt tốc độ cao, hạ tầng đô thị quy mô lớn.
-
Ngân hàng Thế giới cảnh báo nhiều thị trường mới nổi nhỏ hơn đang phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng nợ thầm lặng” khi phải đối mặt với tác động của lãi suất cao của Mỹ đối với tình hình tài chính vốn đã mong manh của mình.
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....