Ảnh minh hoạ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định, trong hơn 10 tháng qua, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục biến động khó lường phức tạp, hết khó khăn này đến khó khăn khác. Cụ thể, sự đổ vỡ của một số ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, chính sách tiền tệ của một số nước vẫn duy trì lãi suất ở mức cao và dự báo còn kéo dài; tăng trưởng kinh tế nhiều nước còn thấp…
Theo Thống đốc, về phía các bộ, ngành trong đó có Bộ Xây dựng, NHNN đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với thị trường bất động sản, Thống đốc cho biết, thị trường này có mối quan hệ với nhiều ngành kinh tế khác. Do đó nếu thị trường bất động sản hoạt động an toàn, bền vững sẽ tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian qua, khi thị trường này gặp khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt các biện pháp, thành lập tổ tháo gỡ khó khăn và đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn.
Tại Hội nghị này, Thống đốc mong muốn các ý kiến sẽ tập trung đánh giá tình hình thị trường bất động sản, các giải pháp đã triển khai, điểm nghẽn được tháo gỡ đồng thời đề ra các giải pháp trong thời gian tới. Cùng với đó, cũng đánh giá về tình hình cấp tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời tìm ra giải pháp để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, tại Hội nghị, các đại biểu cũng thảo luận về khó khăn vướng mắc, đề xuất giải pháp để triển khai tốt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, gói 120.000 tỷ đồng đến nay mới giải ngân được hơn 100 tỷ đồng. Hiện có 18/63 UBND gửi văn bản công bố Dự án tham gia chương trình, 53 dự án với nhu cầu vay 27.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến giải ngân gói tín dụng này còn hạn chế, theo Thống đốc, trước hết là do cả cầu lẫn cung còn hạn chế (nguồn cung về nhà ở xã hội còn ít; người dân có nhu cầu về nhà ở lớn nhưng nhu cầu vay mua nhà thì họ cân nhắc rất kỹ).
Thứ hai, điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội còn bất cập, như quy định về thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân, chưa có nhà ở...
Thứ ba, gói 120.000 tỷ thực hiện 10 năm, trong khi cho vay bất động sản thường kéo dài và giải ngân theo thời gian, nên đạt thấp.
Bà cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã kiến nghị, mong UBND tỉnh sớm công bố các dự án thuộc chương trình để các ngân hàng triển khai; và phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh thực hiện. ADVERTISEMENT
-
Hà Nội ra công văn, thúc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3711/UBND-KTTH về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2023.
-
TP.HCM xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội, giá cao nhất dự kiến 235.000 đồng/m2/tháng
UBND TP.HCM có dự thảo quyết định ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng theo dự án; giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn....
-
Thủ tướng yêu cầu triển khai gấp gói 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội, nguồn tiền không phụ thuộc vào các ngân hàng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội....
-
Lao động nước ngoài có được thuê nhà ở xã hội?
Xin hỏi, người lao động nước ngoài làm việc trong và ngoài khu công nghiệp có được thuê nhà ở xã hội ở Việt Nam hay không?