Hai ngân hàng này nằm trong tổng số 30 ngân hàng, theo số liệu của viện Nghiên cứu giá cả (bộ Tài chính) có mức vốn dưới 3.000 tỉ đồng. Cũng theo viện này, có chín trong tổng số 39 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ trên 3.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, nhóm ngân hàng có vốn điều lệ dưới 2.000 tỉ đồng lên tới 21 ngân hàng.
Còn đúng nửa tháng tới 30.6, hạn chót để các ngân hàng thương mại trình phương án tăng vốn điều lệ lên ngân hàng Nhà nước, nhằm đảm bảo vốn pháp định 3.000 tỉ đồng theo quy định. Theo một quan chức Ngân hàng Nhà nước, phần lớn các ngân hàng thương mại đã nộp phương án tăng vốn điều lệ.
Ước tính, các ngân hàng còn lại phải tìm cách thu hút khoảng 31.400 tỉ đồng vốn điều lệ trong năm nay. Trong lúc đó, các ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank… đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay, với số vốn phải thu hút khoảng 20.572 tỉ đồng.
Thu hút
trên 51.000 tỉ đồng vốn vào các ngân hàng trong giai đoạn này đòi hỏi các ngân
hàng phải đưa ra kế hoạch kinh doanh hấp dẫn. Hai năm gần đây, sức hấp dẫn từ cổ
phiếu ngân hàng với nhà đầu tư trong nước không cao.
Thị giá cổ phiếu của các
ngân hàng niêm yết ở mức từ 2 – 4 lần mệnh giá. Cổ phiếu nhóm ngân hàng chưa
niêm yết ở mức bằng hoặc lớn hơn mệnh giá đôi chút.
Trong thời gian tới, việc giới hạn lượng cổ phiếu nắm giữ của nhà đầu tư tổ chức cũng như buộc ngân hàng khi nộp hồ sơ niêm yết phải có vốn điều lệ bằng vốn pháp định, khiến cho việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông mới cũng như cũ trở nên khó hơn.
Cafeland.vn
theo SGTT