Đó là một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 30/9 tại Hà Nội. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong ngày 30/9, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để nghe và cho ý kiến về tình hình kinh tế, xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm; về diễn biến giá cả hàng hóa, giá điện; các vấn đề liên quan đến Vinashin cùng các báo cáo thường kỳ khác về cải cách hành chính, chống tham nhũng... Kinh tế vĩ mô ổn định Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm phát triển tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát...Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 6,52%, trong đó quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,83%, quý II tăng 6,40%, quý III tăng khoảng 7,16%). Trong 9 tháng qua, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng 13,8%, cao hơn so với kế hoạch cả năm; xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng cao, nhập siêu 9 tháng chỉ còn khoảng 16,7%...Mặc dù chịu ảnh hưởng của hạn hán và bão lũ song sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; dịch bệnh được kiểm soát; an sinh xã hội được đảm bảo... Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá cả hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng và giá vàng tăng cao. T rong tháng 9/2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,31% so với tháng trước, tăng 6,46% so với tháng 12/2009, trong đó nhóm thiết bị dạy học, đồ dùng học sinh có chỉ số giá tăng cao nhất (12,02%), do nhu cầu tăng mạnh phục vụ cho năm học mới. Như vậy, sau 6 tháng liên tục giữ được mức tăng chỉ số giá dưới 1% (trong đó có 5 tháng dưới 0,3%), chỉ số giá lại có dấu hiệu tăng trở lại. Cùng
với đó, sự chững lại của một số nền kinh tế lớn ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh vấn gặp một số khó khăn trong huy động vốn do
lãi suất cho vay của các ngân hàng còn ở mức khá cao; hiện
tượng cháy rừng, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...xảy ra khá
nghiêm trọng. Đáng chú ý, nguy cơ thiếu điện vẫn có thể xảy ra.
Ngoài ra, thiên tai, bão lũ diễn biến khá phức tạp; dịch bệnh
trên gia súc, gia cầm và cây trồng có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của người dân... Trước
những khó khăn hiện tại của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho
biết sẽ sớm ban hành Chỉ thị về các giải pháp kiểm soát giá, bình ổn thị
trường từ nay đến cuối năm 2010 và đầu năm 2011, đồng thời có Hội nghị
toàn quốc triển khai Chỉ thị này với quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt
các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2010 đã được Quốc hội thông qua, trong
đó có chỉ tiêu kiềm chế lạm phát, . Theo
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, nếu chúng ta quyết tâm và thực hiện triệt
để các giải pháp đã được Chính phủ nêu, lạm phát cả năm hoàn toàn có thể
kiềm chế ở mức dưới 8%; trong khi tăng trưởng kinh tế có thể đạt tới
6,7%, cao hơn chỉ tiêu mà Quốc hội đặt ra. Lý giải về hiện tượng tăng
giá tới 1,31% trong tháng 9, Bộ trưởng Phúc cho rằng nguyên nhân chính
dẫn tới hiện tượng này là việc 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm
học mới khiến giá cả nhóm giáo dục tăng cao; đồng thời việc giá cả thế
giới tăng đẩy giá lương thực tăng theo, nhưng lại có lợi cho nông dân. |







