Theo ý kiến của một số chuyên gia, việc tổng mức đầu tư dự án BOT được lập và phê duyệt không chính xác, tăng cao hơn nhiều so với chi phí thực tế đang tạo kẽ hở để nhà đầu tư vay ngân hàng cao hơn giá trị thực của công trình BOT, nguy cơ làm tăng rủi ro cho phía ngân hàng, còn nhà đầu tư mặc nhiên “tay không bắt giặc”.
Nếu chênh lệch giữa thực tế giải ngân vốn với tổng mức đầu tư dự án BOT lớn hơn 15% thì có nghĩa là nhà đầu tư “tay không bắt giặc” khi làm dự án BOT. Ảnh: Lê Tiên
Nguy cơ vốn vay cao hơn giá trị thực của công trình BOT
Theo tổng kết của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), trong 9 tháng đầu năm 2016, qua ban hành 19 kết luận thanh tra dự án BOT, Bộ này đã kiến nghị giảm trừ trên 2.000 tỷ đồng so với hợp đồng BOT, kiến nghị rà soát để quyết toán và xử lý kinh tế với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng. Và sau khi tiến hành thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng đối với 8 dự án BOT đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1A (phần sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ) tại 8 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, Bộ Tài chính cũng đã phát hiện việc lập, phê duyệt tổng mức đầu tư ở 8 dự án này chưa chính xác với số tiền lên đến 1.867 tỷ đồng.
Giải thích với phóng viên Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Danh Huy, Trưởng ban PPP thuộc Bộ GTVT cho biết, một số dự án BOT có tới 26% vốn dự phòng trong tổng mức đầu tư, nhưng trên thực tế có những dự án BOT chưa tiêu đến hoặc chưa tiêu hết phần vốn dự phòng đó, nên giá trị giải ngân thực tế của công trình BOT thường thấp hơn tổng mức đầu tư dự án BOT.
Một nguồn tin khác của Bộ GTVT cũng cho biết, hiện công tác quyết toán các dự án BOT đang dở dang, rất ít dự án BOT đã được quyết toán hoàn thành nên rất khó để biết được độ vênh thực tế giữa giá trị quyết toán với tổng mức đầu tư của dự án BOT.
Ông Trần Kỳ Sơn, Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc tổng mức đầu tư dự án BOT được lập không chính xác, tại một số dự án BOT đã thanh tra thì tổng mức đầu tư cao hơn thực tế thực hiện công trình rất nhiều, nên nguy cơ vốn vay ngân hàng cao hơn giá trị thực của công trình BOT là có thật. Ông Sơn lấy ví dụ, nếu tổng mức đầu tư 1 dự án BOT là 1.000 tỷ đồng, theo quy định nhà đầu tư phải bỏ vào 150 tỷ đồng, ngân hàng cho vay 850 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu trên thực tế công trình hoàn thành chỉ cần đến 700 tỷ đồng thì rõ ràng, số tiền mà ngân hàng cho vay nếu giải ngân hết đã cao hơn giá trị của công trình 150 tỷ đồng. Ông Sơn cho rằng, trách nhiệm trong việc để tổng mức đầu tư dự án bị vống lên, không chính xác thuộc về cơ quan quản lý nhà nước lập và duyệt tổng mức đầu tư dự án, vì sau khi dự án được duyệt, cơ quan quản lý nhà nước mới tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BOT.
Nhà đầu tư “tay không bắt giặc”?
Liên quan đến việc tổng mức đầu tư dự án vượt trội so với thực tế giải ngân các dự án BOT thời gian qua, ông Nguyễn Danh Huy cho biết, có nhiều nguyên nhân làm cho việc tính tổng mức đầu tư dự án BOT khó chính xác, bị cao hơn thực tế, như có sự nhầm lẫn trong quá trình tính toán, các kẽ hở pháp lý như quy định về tỷ lệ vốn dự phòng, cho phép tạm ứng, cơ cấu nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu… “Chúng tôi không chối bỏ trách nhiệm của mình về những nhầm lẫn đã xảy ra trong quá trình lập và phê duyệt tổng mức đầu tư dự án BOT, nhưng việc nhầm lẫn là khó tránh khỏi” – ông Huy thừa nhận.
Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, một chuyên gia xây dựng cho biết, cơ cấu vốn trong đa số các dự án BOT thời gian qua là 15% và 85% (nhà đầu tư phải đóng góp 15% vốn chủ sở hữu, 85% vốn còn lại là vay ngân hàng thương mại). Nếu chênh lệch giữa thực tế giải ngân với tổng mức đầu tư dự án BOT lớn hơn 15% thì có nghĩa là nhà đầu tư chỉ sử dụng vốn vay của ngân hàng để làm dự án BOT, việc đóng góp 15% vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào dự án BOT chỉ là hình thức, trên thực tế nhà đầu tư không phải bỏ một đồng nào vào dự án. Bản thân nhà đầu tư đã có lãi trong quá trình xây dựng dự án BOT khi vốn vay của ngân hàng còn lớn hơn vốn đổ vào công trình BOT. Thực tế là một số nhà đầu tư đã “lách” việc đóng góp 15% vốn chủ sở hữu vào dự án BOT bằng cách thành lập doanh nghiệp xây dựng và cho tạm ứng hợp đồng thi công để rút ra số tiền tương ứng 15% vốn góp của mình.
Một số chuyên gia cũng cảnh báo, phía ngân hàng cho vay phải có cơ chế giám sát vốn để tránh rủi ro về tín dụng, việc giải ngân cho vay vốn cần theo tiến độ thực hiện dự án BOT, tránh trường hợp “nhắm mắt” cho vay thì nguy cơ nợ xấu sẽ rất cao khi tài sản thế chấp cho vay (quyền thu phí hoàn vốn công trình BOT) có giá trị nhỏ hơn nhiều so với phần vốn đã đổ vào đây.
Cơ cấu vốn trong đa số các dự án BOT thời gian qua là 15% và 85% (nhà đầu tư phải đóng góp 15% vốn chủ sở hữu, 85% vốn còn lại là vay ngân hàng thương mại) |
Tuấn Dũng (Đấu thầu)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Penthouse đặc biệt tại Q2 Thảo Điền Diện tích lên đến hơn 400m2, Kết cấu 3 Tầng
75 tỷ - 407m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931842***
VIP
BDS HVL[NẮM CHỦ] BÁN CĂN HỘ 3PN+ TẠI THE VISTA AN PHÚ, Đ. SONG HÀNH XA LỘ HÀ NỘI
17 tỷ - 177m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0981260***
VIP
Cần bán 20 đất nền xã Thành Mỹ - Thạch Thành - kề hồ - giá đầu tư hấp dẫn!
230 triệu- 125m2
Thạch Thành, Thanh Hóa
Hôm nay
0987458***
VIP
bán căn hộ the felix cđt c-holdings, căn hộ 46m2 - 1 phòng ngủ + 1 giá 1 tỷ 480
1 tỷ 480 triệu- 46m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0981840***
VIP
2 TỶ 3 CHIẾT KHẤU 8% LIỀN TAY TẶNG VÀNG RỒNG 9999
3 tỷ 200 triệu- 70m2
Cái Răng, TP. Cần Thơ
Hôm nay
0765502***
VIP
Chuyển nhượng căn hộ Park Legend tầng cao ( 2 PN2 WC ); full nội thất cấp.
6 tỷ - 71m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0938825***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.