Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã điều chỉnh giảm giá thép HRC nội địa khoảng 13 USD/tấn. Theo đó, giá thép HRC loại SAE1006 hoặc SS400 không qua xử lý bề mặt, giao vào tháng 10 và tháng 11/2024, được ấn định ở mức khoảng 514 USD/tấn (CFR) tại khu vực miền Nam, chưa bao gồm thuế VAT.
Mức giá này tương đương 12,87 triệu đồng/tấn, giảm 430.000 đồng/tấn so với đầu tháng 8/2024. Ở miền Bắc và miền Trung, mức giá tương tự là 12,85 triệu đồng/tấn.
Dù đã điều chỉnh giảm giá, một số chuyên gia nhận định Hòa Phát có thể cần phải giảm thêm để duy trì tính cạnh tranh, nhất là khi các nhà cung cấp Trung Quốc đang chào bán thép HRC loại Q195/Q235 với giá chỉ 460 USD/tấn (CFR), giao vào giữa tháng 10.
Cùng xu hướng, Formosa Hà Tĩnh cũng đã giảm giá bán HRC vào cuối tháng 8 cho các lô hàng giao vào tháng 10, với mức giảm 17 USD/tấn cho các đơn hàng lớn từ 20.000 tấn trở lên, xuống còn 511 USD/tấn. Đối với các đơn hàng nhỏ hơn từ 500 đến 19.999 tấn, giá được điều chỉnh còn 514 - 520 USD/tấn.
Trong khi đó, thép HRC SAE1006 từ Trung Quốc hiện được chào bán với mức giá 470 - 475 USD/tấn (CFR), thậm chí có lô hàng được chào giá thấp hơn ở mức 468 USD/tấn (CFR).
Tình hình này tạo ra thách thức lớn cho các nhà nhập khẩu thép tại Việt Nam, khi phải cân nhắc giữa việc mua thép giá rẻ từ Trung Quốc và lo ngại về khả năng bị áp thuế chống bán phá giá nếu kết quả điều tra về thép HRC Trung Quốc, dự kiến công bố cuối năm nay.
Hiện nay, thép cuộn cán nóng HRC là nguyên liệu đầu vào quan trọng của những doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép trong nước như Hoa Sen hay Nam Kim. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện vẫn chủ yếu phụ thuộc nguồn nguyên liệu bên ngoài do không tự sản xuất được.
Tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất được Thép cuộn cán nóng HRC là Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. 2 doanh nghiệp này nắm giữ khoảng 80% thị phần ngành HRC nội địa.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, thép HCR sẽ vẫn mất cân đối cung - cầu trong thời gian tới do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng.
Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu thép HRC và các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao, trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.
-
Thị trường thép cuộn cán nóng xuất hiện những tín hiệu trái chiều
Nhu cầu thép cuộn cán nóng (HRC) tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhờ những tác động tích cực từ phía Trung Quốc, song thị trường lại đang xuất hiện nhiều tín hiệu trái chiều.
-
Tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ việc Hòa Phát nghiên cứu sản xuất thép đường ray tàu cao tốc, đã triển khai được 3 năm
Chủ tịch Trần Đình Long tiết lộ, trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của doanh nghiệp này....
-
Nhu cầu yếu và lãi suất cao khiến ngành thép châu Âu gặp khó
Với việc các nhà sản xuất thép khó có thể tăng giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và lãi suất cao, thị trường thép châu Âu đang đối mặt với những khó khăn chồng chất.
-
Giá quặng sắt phục hồi sau gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc
Theo MXV, giá quặng sắt đã phục hồi 1,22% lên hơn 102 USD/tấn, chủ yếu nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.