Trong bối cảnh nhu cầu nội địa suy yếu do thị trường bất động sản ảm đạm, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép. Việc các nhà máy đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giải phóng hàng tồn kho đồng nghĩa với việc giá bán liên tục giảm.
Thị trường thép cuộn cán nóng xuất hiện những tín hiệu trái chiều
Mới đây, các nhà máy Trung Quốc đã chào bán thép HRC loại SAE 1006 ở mức 585 USD/tấn và thép HRC loại Q195 ở mức 558 USD/tấn.
“Thị trường đang trong xu hướng tăng, người mua sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn vào lúc này”, một doanh nghiệp cho biết.
Tuy nhiên, mức giá này được cho vẫn cao hơn so với mặt bằng chung tại thị trường Việt Nam. Hiện mặt hàng thép HRC tại thị trường trong nước đang dừng ở 565 USD/tấn, thấp hơn khoảng 25 USD/tấn so với giá bán của các nhà máy Trung Quốc.
Các doanh nghiệp cho rằng nếu mua ở mức 580 USD/tấn sẽ là “cực kỳ rủi ro”.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nhu cầu thép yếu tại hầu hết khu vực trên thế giới và tâm lý tiêu cực đã tác động đến giá bán thép thành phẩm. Xu hướng giảm giá thép trên phạm vi toàn cầu càng được củng cố thêm các doanh nghiệp thép Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giảm giá nhanh để cạnh tranh.
Theo đó, việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dấy lên lo ngại giá thép toàn cầu chịu áp lực, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ năm 2023 vừa qua, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cho biết việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thép thời gian qua sẽ là áp lực lớn và cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
"Trung Quốc chiếm tới trên một nửa sản lượng thép trên thế giới do đó sức ép của họ đối với xuất khẩu rất lớn. Ngoài ra, ở thị trường trong nước, những năm qua ngành thép phát triển, nhiều dự án thép mới cũng đang rục rịch triển khai do đó cạnh tranh trong nước cũng ngày một tăng”, ông Long nói.
Thông tin từ Hòa Phát cho biết, trong tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp này sản xuất 565.000 tấn thép thô, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép HRC và phôi thép đạt 530.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ nhưng tăng 16% so với tháng 4 vừa qua và lên cao nhất từ đầu năm.
Trong đó, tiêu thụ thép cuộn cán nóng đóng góp 243.000 tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm. Trong đó, xuất khẩu đóng góp 55%, chủ yếu tới thị trường châu Âu, châu Á.
Sau 5 tháng đầu năm, Hòa Phát đã sản xuất 2,34 triệu tấn thép thô, giảm 36% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép xây dựng thành phẩm, phôi thép và thép cuộn cán nóng đạt 2,36 triệu tấn, giảm 31% so với cùng kỳ. Trong đó, bán hàng thép xây dựng đạt 1,36 triệu tấn, giảm 33%. Thép cuộn cán nóng ghi nhận 965.000 tấn, giảm 21% so với cùng kỳ 2022.
-
Thị trường thép nửa đầu năm 2023 diễn biến ra sao?
Do thị trường bất động sản, xây dựng gặp khó khăn nên giá các loại thép, trong đó có thép xây dựng trong thời gian qua luôn ở mức khá thấp, sản lượng tiêu thụ cũng giảm sâu.
-
Tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ việc Hòa Phát nghiên cứu sản xuất thép đường ray tàu cao tốc, đã triển khai được 3 năm
Chủ tịch Trần Đình Long tiết lộ, trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của doanh nghiệp này....
-
Nhu cầu yếu và lãi suất cao khiến ngành thép châu Âu gặp khó
Với việc các nhà sản xuất thép khó có thể tăng giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và lãi suất cao, thị trường thép châu Âu đang đối mặt với những khó khăn chồng chất.
-
Giá quặng sắt phục hồi sau gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc
Theo MXV, giá quặng sắt đã phục hồi 1,22% lên hơn 102 USD/tấn, chủ yếu nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.