Ảnh minh hoạ
Tại Báo cáo, Bộ GTVT cho biết, năm 2022, Bộ đã khởi công 18 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 22 dự án, trong đó, tiến độ các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia đã cơ bản bám sát yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ.
Về đường bộ, đã hoàn thành đưa vào khai thác đoạn Cao Bồ - Mai Sơn dài 15,2km, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài 98,3km; thông xe kỹ thuật 03 đoạn (Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây) thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 vào ngày 1.1.2023; phê duyệt dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để phê duyệt các dự án đường bộ cao tốc khác thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vào đầu năm 2023 theo kế hoạch.
Về hàng không, đã đưa vào khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn tại Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất; khởi công nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất; đang chỉ đạo triển khai quyết liệt Dự án Cảng HKQT Long Thành (GĐ1) theo đúng kế hoạch.
Về đường sắt, trên tuyến đường sắt Bắc – Nam đã đưa vào khai thác 02 dự án, 02 dự án cơ bản hoàn thành từng phần và bàn giao đưa vào khai thác theo đúng kế hoạch; quyết định đầu tư 05 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;…
Sang năm 2023, Bộ GTVT sẽ đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, nhất là tập trung hoàn thiện thủ tục để khởi công các dự án còn lại của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, các dự án nối thông đường Hồ Chí Minh; hoàn thành các dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và cơ bản hoàn thành các Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, cầu Mỹ Thuận 2, Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam,...
Khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện tại; hoàn thành cải tạo đoạn Hà Nội – Vinh - Nha Trang và khởi công 04 dự án trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; tiếp tục chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư tuyến đường sắt kết nối các cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành, TP HCM – Cần Thơ…
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ GTVT sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư và bố trí nguồn vốn có ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện, xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông như đẩy mạnh phân cấp cho địa phương đầu tư xây dựng, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đa dạng hóa huy động nguồn lực....
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai các dự án, nhất là về vật liệu, GPMB, biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu ...
-
Cần thêm 130.000 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng hàng không
Theo quy hoạch hàng không giai đoạn 2021 – 2030, tổng mức vốn nhu cầu để đầu tư kết cấu hạ tầng 28 sân bay là 403.000 tỉ đồng. Hiện tại chỉ mới cân đối được 275.000 tỉ đồng, cần huy động thêm khoảng 128.000 tỉ đồng.
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...
-
Năm 2025, dự kiến giải ngân 87.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng kế hoạch đầu tư công của năm 2025 và tổng kế hoạch vốn sẽ cần phải giải ngân khoảng 87.000 tỷ đồng.
-
Giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài đạt hơn 39%
Theo báo cáo của các Bộ, ngành Trung ương và theo số liệu từ hệ thống TABMIS, tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh....