Giới quan sát thị trường cho rằng thời gian vẫn còn quá ngắn để thị trường có thể phục hồi.
Tại thời điểm 2021, theo khảo sát của Cushman & Wakefield, tổng nguồn cung thị trường khách sạn tỉnh Khánh Hoà ghi nhận hơn 50.000 phòng, đến từ các dự án danh tiếng trong và ngoài nước, trong đó số lượng phòng chất lượng từ 3 sao trở lên chiếm 60%.
Nguồn cung tập trung nhiều nhất ở phường Lộc Thọ, dọc theo con đường Trần Phú – tuyến đường giáp biển và là nơi tọa lạc nhiều dự án khách sạn, nhà hàng của thành phố Nha Trang.
Khu vực sân bay Cam Ranh cũng rất sôi động với hàng loạt các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các loại sản phẩm nghỉ dưỡng mới như second home hay condotel.
Ông Phan Việt Hoàng, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện nay Khánh Hòa đang được hưởng lợi từ nhiều chính sách, nghị quyết,.. để phát triển bất động sản.
Tuy nhiên, đến nay Khánh Hoà vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường.
“Trong 3 năm gần đây, vừa ảnh hưởng của dịch bệnh, áp lực thanh kiểm tra đã khiến bất động sản Khánh Hòa trầm lắng hơn so với các địa phương khác. Từ khi du lịch được mở cửa trở lại, thị trường bất động sản đã có tín hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ 6 tháng nên thời gian vẫn còn quá ngắn để có thể phục hồi”, ông Hoàng nhận định.
Cùng với đó, gói kích cầu, giải ngân vốn đầu tư công hay những việc nghiệm thu để lấy tiền giải ngân vốn đầu tư công lại đang rất khó. Từ đó đã gây ảnh hưởng đến bất động sản, khiến công tác khôi phục, phát triển dự án gặp nhiều khó khăn.
Cũng theo ông Hoàng, giá của bất động sản Nha Trang hiện nay vẫn chưa cao, chưa tương đồng đối với các địa phương khác.
“Năm 2022, bất động sản tại các địa phương nói chung vẫn đang chờ vào quy hoạch chung. Tuy nhiên, các địa phương đang còn nghẽn nên chưa thể hoàn tất được quy hoạch. Vì vậy, muốn bất động sản khôi phục trở lại phải đợi đến năm 2023 khi quy hoạch chung được hoàn thiện”, ông Hoàng dự báo.
Liên quan đến câu chuyện vốn hiện nay, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Khánh Hoà cho biết, thời gian gần đây, trước thông tin về room 2022 giữ tín dụng ở mức 14% thì việc điều tiết tín dụng đã có kiểm soát. Ngoài ra, nhiều người còn hiểu lầm rằng việc nới room tín dụng đồng nghĩa tiền sẽ đổ vào bất động sản. Nguồn vốn sẽ điều tiết vào sản xuất kinh doanh, bất động sản sẽ không thuộc lĩnh vực ưu tiên.
“Do đó, nguồn vốn đổ vào đây sẽ hạn chế, vì thế các biện pháp khôi phục sẽ cần được tính xa hơn”, ông Hoàng nói thêm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức, Đại diện Công ty Luật T&D, Khánh Hòa, kiến nghị Khánh Hòa nên thuê một công ty luật tư vấn để giảm bớt áp lực cho công chức, từ đó tạo động lực khơi thông cho các dự án. Ngoài ra, để bất động sản Khánh Hòa nói riêng và bất động sản Nam Trung bộ phát triển bền vững thì chính sách từ các UBND địa phương dành cho du lịch phải ổn định.
Đặc biệt, để giải quyết vấn đề thiếu không gian vui chơi, giải trí tại Khánh Hoà, ông Nguyễn Đức cho rằng địa phương cần phải có các mô hình đô thị khác Đà Nẵng, Thái Lan... nhằm thu hút dòng tiền chảy về đầu tư. Cùng với đó, Khánh Hòa cần sớm thông qua các dự án mà doanh nghiệp đã đệ trình, sớm đưa dự án vào triển khai đển đáp ứng nhu cầu nhà ở trong tương lai.
Trong khi đó, theo ông Trần Quốc Trung, Tổng Giám đốc Địa ốc Nam Trung Bộ - Đất xanh Services, chủ đầu tư phải chiều khách hàng, nhân viên cần được “nâng cấp” để phục vụ chuyên nghiệp, có kiến thức, phù hợp nhu cầu với lượng khách hàng cao cấp khó tính, qua đó tạo điểm nhấn cho bất động sản tại khu vực.
Mau chóng hoàn thiện quy hoạch Tại “Diễn đàn Bất động sản Nam Trung Bộ 2022: Điểm sáng đầu tư” mới đây, ông Lê Hữu Hoàng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng mặc dù có nhiều điều kiện phát triển kinh tế xã hội, song trong khoảng thời gian vừa qua, tỉnh cũng gặp một số về vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực đất đai trong quá trình thu hút đầu tư. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Để sớm vượt qua những thách thức, đồng thời xác định rõ tầm nhìn dài hạn và hệ giải pháp tổng thể, vị này cho biết thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với công tác lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Văn Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm quy hoạch phân khu thuộc đô thị mới Cam Lâm. Theo ông Hoàng, việc hoàn thiện các quy hoạch chung để làm cơ sở triển khai lập các quy hoạch phân khu, hướng tới phủ kín quy hoạch phân khu tại các địa phương sẽ giúp đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa các cấp độ quy hoạch, tạo công cụ quản lý quy hoạch và kêu gọi đầu tư hiệu quả, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển và đồng bộ quy hoạch để tỉnh hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với các mục tiêu đã được định hướng. |
-
Dự báo nào cho dòng tiền FDI vào Việt Nam thời gian tới?
Dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam trong thời gian tới khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào thị trường này.