Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 điều chỉnh (Quy hoạch điện VIII điều chỉnh). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới 63 tỉnh, thành phố.
Trước đó, ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Mục tiêu của quy hoạch là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.
Đến năm 2030, có 50% tòa nhà công sở, nhà dân sử dụng điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đặt mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030, khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050.
Điện thương phẩm năm 2030 đạt khoảng 500,4 - 557,8 tỷ kWh; định hướng năm 2050 đạt khoảng 1.237,7 - 1.375,1 tỷ kWh.
Điện sản xuất và nhập khẩu, năm 2030 đạt khoảng 560,4 - 624,6 tỷ kWh; định hướng năm 2050 khoảng 1.360,1 - 1.511,1 tỷ kWh.
Công suất cực đại, năm 2030 khoảng 89.655 - 99.934 MW; năm 2050 đạt khoảng 205.732 - 228.570 MW.
Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng, nguồn điện hạt nhân. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Phấn đấu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo rà soát, cập nhật các dự án nguồn và lưới điện được xác định trong Quyết định 768/QĐ-TTg vào Quy hoạch tỉnh, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch có liên quan ở địa phương, bảo đảm phù hợp với nội dung, quy mô phân bổ công suất tăng thêm trong Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch điện VIII (điều chỉnh), tuân thủ thứ tự và danh mục ưu tiên đã đề xuất gửi Bộ Công Thương, làm cơ sở tiếp nhận, triển khai các dự án đầu tư theo quy định.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, hiện nay, Quy hoạch đã điều chỉnh, bổ sung dư địa phát triển, hành lang pháp lý đã đầy đủ. Theo đó, đề nghị các đơn vị liên quan tích cực phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, để tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, nhất là những cơ chế chính sách liên quan đến các cơ chế tài chính, giá điện.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 58 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện Lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Theo đó, hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không dùng hết được bán lên hệ thống điện quốc gia tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế. Quy định này tương tự với Nghị định 135 áp dụng từ tháng 10/2024.
Quy định này áp dụng với các nguồn năng lượng mặt trời tự dùng lắp đặt trên mái nhà ở, cơ quan công sở, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các công trình lắp trên mái công sở, tài sản công sẽ không được mua bán lượng điện dư.
Giá mua là giá điện thị trường bình quân của năm trước liền kề, do đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện công bố.
-
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công.
-
Điện mặt trời mái nhà dư thừa được mua với giá trên 1.000 đồng/kWh?
Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được bán lên hệ thống quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo Nghị định 135 của Chính phủ.
-
Được bán tới 20% công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới. Đồng thời lưu ý nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.







-
Đề xuất lắp điện mặt trời mái nhà tại loạt sân bay: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và cả sân bay Long Thành đều có mặt
Danh sách các sân bay được đề xuất lắp đặt hệ thống điện mặt trời gồm Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc và trong tương lai là sân bay Long Thành.
-
Tập đoàn Trung Quốc đã rót 2,8 tỷ USD vào Việt Nam, muốn đầu tư thêm vào năng lượng tái tạo
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Điện đã đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD vào các dự án điện với tổng công suất lắp đặt đạt 1,5 GW, gồm: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 4 dự án điện gió tại Đắk Lắk....
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.