Hàng Châu, thành phố phía Đông nơi đặt trụ sở của gã khổng lồ công nghệ Alibaba, vừa cho biết các hộ gia đình có ba con được phép mua thêm một căn hộ nữa. Điều kiện là đứa trẻ thứ ba phải được sinh sau ngày 31 tháng 5 năm 2021. Những gia đình này cũng được ưu tiên hơn khi mua nhà mới.
Động thái này khiến Hàng Châu trở thành thị trường nhà ở lớn đầu tiên tại Trung Quốc kết hợp việc nới lỏng chính sách bất động sản với tăng tỷ lệ sinh. Kể từ tháng Tư, đã có ít nhất bảy thành phố nhỏ tại quốc gia này ban hành chính sách tương tự, ví dụ như chỉ phải thanh toán khoản trả trước thấp hơn, được vay với lãi suất cao hơn, hay có thể vay thế chấp nhiều hơn. Năm ngoái, Trung Quốc đã cho phép tất cả các cặp vợ chồng được sinh con thứ ba sau khi số lượng em bé ra đời trong cả năm giảm xuống còn 10,6 triệu người, mức thấp nhất kể từ năm 1950.
Gao Yuansheng, một nhà phân tích của China Index Holdings, cho biết: “Chính sách nói trên có thể thúc đẩy hoạt động mua nhà đồng thời khuyến khích sinh con. Nó cho thấy Trung Quốc ủng hộ nhu cầu nhà ở thực của các gia đình đông con”.
Các chính sách mới phù hợp với nguyên tắc lâu nay của chính phủ Trung Quốc là “nhà để ở, không phải để đầu cơ”. Nước này vẫn duy trì lập trường ngày ngay cả sau tuyên bố vào tháng trước rằng sẽ kích thích nhu cầu mua nhà.
Covid bùng phát đã làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái nhà ở bắt đầu từ năm ngoái tại Trung Quốc, sau hàng loạt động thái siết chặt quá mức của chính phủ. Chủ nhật vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ trần lãi suất vay thế chấp cho người mua nhà lần đầu,
trong một cuộc đàn áp về đòn bẩy quá mức trong ngành. Ngân hàng trung ương hôm Chủ nhật đã hạ mức sàn đối với lãi suất thế chấp cho những người mua nhà lần đầu, một động thái mà các nhà phân tích cho rằng khó có thể ngăn chặn đà lao dốc của thị trường nhà đất.
Ông Gao cho biết, chính sách của Hàng Châu cũng giúp việc mua nhà ở các khu vực trung tâm trở nên dễ dàng hơn sau khi thị trường bất động sản thứ cấp suy yếu suốt quý đầu năm nay. Giá trị nhà mới của thành phố này vẫn tăng trong tháng Tư vừa qua.
Yan Yuejin, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Trung Quốc E-house, cho biết các thành phố khác cũng có thể đưa ra chính sách ưu đãi về nhà ở cho các gia đình đông con.
Ông nói: “Các chính quyền địa phương không còn nới lỏng trên diện rộng. Các biện pháp của họ đã trở nên có mục tiêu và tỉ mỉ hơn”.
-
Trung Quốc tìm cách hồi sinh lĩnh vực nhà ở: Cắt giảm thêm nữa lãi suất cho vay
Giá nhà mới của Trung Quốc trong tháng 4/2022 đã giảm lần đầu tiên so với tháng trước kể từ tháng 12/2021 do nhu cầu giảm và dịch COVID-19 bùng phát khiến tình trạng đóng cửa kéo dài ở hàng chục thành phố.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...