Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 3/2024 đạt khoảng 1,1 triệu tấn với kim ngạch 835 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với tháng trước.
Lũy kế 3 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn sắt thép với trị giá đạt 2,4 tỷ USD, tăng 42% về lượng và tăng 40% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Singapore chi hơn 23 triệu USD để nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng 3/2024
Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sắt thép sang hơn 30 thị trường. Trong đó, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép các loại lớn nhất của Việt Nam với 483.000 tấn, thu về gần 300 triệu USD, tăng 80,4% về lượng và tăng 64,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang nhiều thị trường khác cũng chứng kiến mức tăng trưởng đột biến, trong đó có Singapore.
Cụ thể, trong tháng 3/2024, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Singapore đạt 42.190 tấn với kim ngạch hơn 23 triệu USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, thị trường này chỉ nhập khẩu 175.000 tấn sắt thép với kim ngạch chỉ hơn 305.000 USD. Như vậy, mức tăng trưởng lên tới 24.000% về lượng và 7.456% về giá trị.
Sau 3 tháng, xuất khẩu sắt thép các loại sang Singapore đạt 81.227 tấn, trị giá hơn 44,6 triệu USD, tăng hơn 18.790% về lượng và 6.457% về giá trị so với cùng kỳ.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4%, lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm tăng 12%, lên gần 13 triệu tấn. Mục tiêu này được đưa ra dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng 6-6,5% trong năm nay.
Đối với thị trường trong nước, hàng loạt chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép trong thời gian tới.
Tham khảo: Bảng giá thép mới nhất năm 2024
-
Formosa và Hòa Phát đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, bảo vệ sản xuất trong nước. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, ống thép tỏ ra quan ngại nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
-
Xuất khẩu thép Việt Nam: Cơ hội nhiều, thách thức lớn
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ biến động giá nguyên liệu và rủi ro phòng vệ thương mại, nhưng xuất khẩu thép của Việt Nam trong quý đầu năm 2022 vẫn có bước tăng trưởng đáng kể.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.