Ngành thép chờ “sáng” cùng bất động sản
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành vật liệu xây dựng với triển vọng tích cực tại thị trường nội địa.
KBSV cho rằng sản lượng thép nhập khẩu tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây nhưng kỳ vọng sẽ giảm dần nhờ các biện pháp chống bán phá giá
Hiện tại, các đại lý đã chủ động tích trữ tồn kho thép giá rẻ trong nửa sau năm 2024 trước khi các biện pháp chống bán phá giá có được phê duyệt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến giá thép nội địa có xu hướng đi ngang trong thời gian qua.
KBSV duy trì quan điểm về việc xác xuất thuế chống bán phá giá thép cuộn cán nóng được phê duyệt ở mức 50-60%.
Thị trường thép năm 2025 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản hồi phục, hoạt động xây dựng cải thiện
Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ thép được thúc đẩy bởi triển vọng nhu cầu hồi phục tại thị trường nội địa
Trong 2025, KBSV kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nội địa tiếp tục gia tăng nhờ thị trường bất động sản hồi phục, hoạt động xây dựng cải thiện; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cao nhất từ trước tới nay với nhiều dự án trọng điểm tới hạn hoàn thành trong năm.
Theo CBRE, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội và TP.HCM dự kiến tăng 21%/năm trong 2025-2026. Bên cạnh đó, Luật Bất động sản (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ giúp rút ngắn thời gian đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho chủ đầu tư. Từ đó, tạo điều kiện cho ngành phát triển bền vững hơn trong tương lai dài hạn, cải thiện nguồn cung.
Trên thực tế, nhiều dự án mới đã được hỗ trợ tháo gỡ pháp lý trong quý 2/2024 nhờ cam kết hỗ trợ của Chính phủ nhằm kích thích sự hồi phục kinh tế, đặc biệt là tại thị trường miền Nam.
Đối với lĩnh vực đầu tư công, dự kiến kế hoạch giải ngân trong 2025 là 791.000 tỷ đồng, tăng 17% khi nhiều dự án trọng điểm sẽ tới hạn bàn giao, nghiệm thu tổng thể hoặc từng phần trong năm, bao gồm các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Với mục tiêu GDP 2025 tăng trưởng trên 6,5%, đầu tư công sẽ là lĩnh vực chủ chốt giúp góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, điều này tạo áp lực lên tiến độ thi công của các dự án chậm tiến độ, đặc biệt là khi kế hoạch giải ngân đã được thông qua.
KBSV kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép toàn ngành tăng 14% trong năm 2025 và tăng 7% trong năm 2026. Các doanh nghiệp sản xuất với thị phần lớn thị trường nội địa sẽ được hưởng lợi lớn nhất khi nhu cầu trong nước được dự báo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Kênh xuất khẩu gặp khó
Theo số liệu từ VSA, sản lượng xuất khẩu tôn mạ và HRC đã có xu hướng giảm dần từ đầu quý 2/2024 tới nay, cho thấy tác động tiêu cực của thuế chống bán phá giá đã được phản ánh một phần khi các doanh nghiệp nước ngoài hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam, tránh rủi ro bị truy thu thuế trong tương lai.
Kênh xuất khẩu thép gặp khó vì các biện pháp chống bán phá giá
Điều này sẽ yêu cầu các nhà sản xuất thép trong nước giảm phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu trong ngắn hạn và nỗ lực cạnh tranh, chuyển dịch đơn hàng về thị trường nội địa hoặc mở rộng tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường ngách.
Sau khi thuế chống bán phá giá tại các thị trường phát triển được áp dụng, sản lượng tiêu thụ có thể giảm trung bình 5-8%/tháng so với mức hiện tại.
Một số rủi ro có thể tác động tới giá thép trong năm 2025 bao gồm tồn kho thép tại Trung Quốc ở mức cao khiến giá thép chịu áp lực giảm trong quá trình giảm tồn kho, thép xây dựng cần tuân theo tiêu chuẩn mới từ 25/9/2024.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Trung Quốc hồi phục với tốc độ chậm trong khi sản lượng tiêu thụ tiếp tục duy trì ở mức thấp khiến nhu cầu sản xuất suy giảm, tác động tiêu cực lên giá quặng sắt, than cốc.
Trong 2024, các nhà sản xuất thường có xu hướng duy trì giá thép ổn định và chỉ điều chỉnh để cân bằng với chi phí đầu vào nhằm duy trì và cải thiện sản lượng tiêu thụ. Với rủi ro biến động từ thị trường bên ngoài như trên, KBSV kỳ vọng giá thép tiếp tục đi ngang, được hỗ trợ bởi sự hồi phục về nhu cầu của thị trường nội địa.
Với các doanh nghiệp thép, KBSV cho rằng ở vùng giá hiện tại, giá cổ phiếu ngành thép đã phản ánh một phần rủi ro giá thép suy giảm trong ngắn hạn và tiềm năng cải thiện sản lượng tiêu thụ trong năm 2025.
KBSV đánh giá trung lập với triển vọng ngành thép nói chung, tuy nhiên, Hòa Phát tiềm năng hơn nhờ triển vọng sản lượng tăng nhờ Dung Quất 2 đi vào hoạt động, nhu cầu tiêu thụ nội địa cải thiện nhờ thị trường bất động sản hồi phục và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công.
-
Lộ diện doanh nghiệp thép đầu tiên “khoe” lợi nhuận 2024, là “ông lớn” thép Việt với gần 40 công ty con, công ty liên kết
Doanh nghiệp này có lãi trở lại sau 2 năm liên tiếp lỗ nặng. Đây cũng là đơn vị ngành thép đầu tiên công bố kết quả kinh doanh trong năm 2024.
-
Bị phạt hàng trăm triệu vì giấu lỗ báo lãi, lãnh đạo công ty “đổ lỗi” cho nhân viên và thiết bị máy móc
Doanh nghiệp này thừa nhận việc công bố thông tin sai lệch với BCTC quý 4/2023, đồng thời, khẳng định vi phạm sai lệch thông tin này là vi phạm lần đầu và lý giải do lỗi khách quan.
-
Ước lãi hơn 12.000 tỷ, cổ phiếu một “ông lớn” ngành thép được khuyến nghị mua với mức sinh lời kỳ vọng gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Với việc giá thép thế giới tạo đáy và bắt đầu đi lên, đà phục hồi theo thị trường bất động sản cùng tiềm năng tăng giá nhờ dự án Dung Quất 2, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang cho thấy sự hấp dẫn với tiềm năm tăng trưởng 20% so với thị gi...