Ảnh minh hoạ
Theo đó, trung tâm hành chính công cấp xã sẽ không chỉ là nơi tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính mà còn tham mưu cho UBND cấp xã trong việc xây dựng chính quyền điện tử, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tiếp và phối hợp với các cơ quan ngành dọc cấp tỉnh hoặc khu vực. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa nền hành chính ở cấp cơ sở, đặc biệt trong bối cảnh tổ chức bộ máy chính quyền đang được tinh gọn sau đợt sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay.
Sau sắp xếp, các đơn vị hành chính cấp xã sẽ gồm ba loại hình: xã, phường và đặc khu. Trong đó, đặc khu là mô hình chính quyền địa phương cấp xã mới, có đầy đủ cơ cấu tổ chức với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. HĐND đặc khu sẽ thành lập hai ban chuyên trách: ban pháp chế và ban kinh tế – xã hội, thể hiện vai trò giám sát và hoạch định chính sách ở cấp địa phương.
Đáng chú ý, cả 13 đặc khu được xác định sau sắp xếp gồm Phú Quốc, Thổ Châu, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn và Côn Đảo đều là các địa bàn biển đảo trọng yếu. UBND cấp xã tại các khu vực này sẽ được tổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn: Văn phòng HĐND và UBND; phòng kinh tế (hoặc phòng kinh tế – hạ tầng – đô thị với phường và đặc khu Phú Quốc); phòng văn hóa – xã hội; và trung tâm hành chính công.
Trong khi đó, với các xã, phường không bị sáp nhập hoặc không đủ điều kiện tổ chức phòng chuyên môn, Chính phủ dự kiến cho phép bố trí thêm một phó chủ tịch UBND và bổ sung công chức nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý địa phương, đồng thời giao quyền quyết định cụ thể cho UBND cấp tỉnh.
Theo ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), việc tổ chức trung tâm hành chính công cấp xã hiện mới đang ở giai đoạn đề xuất, các quy định cụ thể sẽ được xây dựng trong Nghị định mới của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp xã. Nghị định này sẽ quy định chi tiết các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích, chức năng và nhiệm vụ của từng địa bàn nhằm lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp, vừa đảm bảo tinh gọn bộ máy, vừa phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.
-
Phú Thọ công bố 66 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Sau cuộc sắp xếp quy mô chưa từng có, Phú Thọ đã chính thức công bố bản đồ hành chính mới với 66 đơn vị cấp xã, giảm tới hơn 68% số lượng xã, phường so với trước đây.
-
Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1814/BNV-TCBC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có các ví dụ về cách tính chính sách, chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi và người nghỉ thôi việc, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
-
Hà Nội thống nhất sắp xếp từ 526 còn 126 xã, phường
Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố.
-
Cả nước dự kiến còn 3.300 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Bước đầu Bộ Nội vụ ước tính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, toàn quốc sẽ còn khoảng 3.300 đơn vị hành chính cấp xã.








-
Cả nước giảm gần 130.000 biên chế cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh, xã
Dự kiến sau sắp xếp cấp tỉnh giảm hơn 18.440 biên chế; cấp xã giảm hơn 110.780 biên chế.
-
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu liên thông dữ liệu chuẩn bị hợp nhất
Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM vừa thống nhất ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức vận hành các hệ thống thông tin sau khi hợp nhất đơn vị hành chính, theo SGGP....
-
Hé lộ diện mạo "đô thị di sản thiên niên kỷ", hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương
Một đô thị được định hình với tầm vóc của thiên niên kỷ, mang sứ mệnh gìn giữ di sản, kết nối hiện đại, đang dần lộ diện tại vùng đất cố đô. Đó là tầm nhìn vừa được Ninh Bình công bố tại Hội nghị công bố Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị N...