Ngày 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo về đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ Nội vụ ước tính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, toàn quốc sẽ còn khoảng 3.300 đơn vị hành chính cấp xã.
Tại họp báo, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn đã thông tin về tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp cũng như phương án bố trí nhân sự cấp xã sau sắp xếp.
Theo đó, ông Tuấn cho biết, đến nay cơ bản các địa phương đã hoàn thành đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã. Tính đến hôm nay (28/4), Bộ Nội vụ đã nhận được 20 hồ sơ đề án của 20 địa phương gửi thẩm định.
“Chúng tôi đang rất khẩn trương, tập trung tối đa, làm ngày làm đêm, xuyên lễ 30/4-1/5 để bảo đảm tiến độ, cố gắng trước 10/5 sẽ trình Chính phủ toàn bộ hồ sơ đề án cấp tỉnh và cấp xã của cả nước, sau đó lấy ý kiến thành viên Chính phủ và hoàn thiện đề án, phấn đấu đến ngày 15/5 toàn bộ hồ sơ đề án của Chính phủ sẽ được trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, báo Chính phủ dẫn lời ông Tuấn cho hay.
Về số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm theo định hướng của Trung ương, ông Tuấn nói hiện mới nhận được 20 hồ sơ đề án của địa phương nhưng trước đó đã chủ động, dự liệu số liệu để đảm bảo phù hợp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Tổng Bí thư.
Tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư là cấp xã phải gần dân, sát dân, do đó quy mô sau sáp nhập không được quá lớn. Các địa phương sẽ căn cứ vào tỷ lệ giảm trên để tiến hành sắp xếp. Tùy tình hình thực tế, có địa phương giảm 60%, có địa phương giảm 70%, có địa phương có thể cao hơn một chút, nhưng toàn quốc phải bảo đảm mục tiêu giảm 60-70%.
“Bước đầu chúng tôi ước tính sau khi sáp nhập, toàn quốc sẽ còn khoảng 3.300 đơn vị hành chính cấp xã. Bước đầu là như vậy, còn khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Đề án, chúng ta mới có cái con số cuối cùng”, ông Tuấn nói thêm.
-
Sáp nhập tỉnh, người dân có phải đi cập nhật lại quê quán, giấy tờ cũ có còn giá trị?
Thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã là vấn đề được người dân quan tâm. Vậy, khi sáp nhập tỉnh, xã bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, thay đổi địa chỉ quê quán thì người dân có phải đi cập nhật lại không?
-
Thị trường bất động sản trước thời điểm sáp nhập tỉnh: Cần tỉnh táo với "sốt đất ảo"
Thời gian qua, nhiều thông tin về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh được lan truyền, cùng với một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh đang rục rịch triển khai đã khiến giá bất động sản (BĐS) tăng cao. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định đây chỉ là một "cơn sốt ảo" ngắn hạn, các nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh những rủi ro không đáng có.
-
Chính phủ “ấn định” các mốc quan trọng cho sáp nhập tỉnh, hạn chót đến tháng 7/2025
Chính phủ vừa ban hành kế hoạch tổng thể triển khai sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, với hàng loạt mốc thời gian then chốt, giao rõ đầu việc cho các bộ, ngành liên quan. Mục tiêu là bảo đảm tiến trình sáp nhập tỉnh gọn nhẹ, hiệu quả, ít xáo trộn nhất về tổ chức, tài sản, con người và thủ tục hành chính.








-
Thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ sau thông tin sáp nhập
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 1 giá bất động sản tiếp tục xu hướng tăng, đặc biệt xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ tại một số địa phương sau thông tin sáp nhập, đặt cơ quan hành chính mới....
-
Thành phố nhỏ nhất Việt Nam hiện ở tỉnh nào?
Sầm Sơn – thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam hiện nay.
-
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Mục tiêu cao nhất là xây dựng TPHCM mới trở thành siêu đô thị hiện đại
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, tất cả vì mục tiêu cao nhất là xây dựng TPHCM mới trở thành siêu đô thị hiện đại, bền vững, có sức lan tỏa mạnh mẽ, dẫn dắt sự phát triển kinh tế Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế trong khu vực cũng nh...