Đã 7 năm mở cơ chế môi giới tiền tệ, mới duy nhất một ngân hàng được cấp phép, nhưng lại không phù hợp quy chế.

Thị trường hiện cũng chưa có một công ty môi giới tiền tệ nào được thành lập, hoạt động môi giới trên thị trường tiền tệ.
Quy chế môi giới tiền tệ ban hành kèm theo Quyết định số
351/2004/QĐ-NHNN đã đi vào thực hiện được 7 năm. Tuy nhiên, từ khi ban
hành đến nay, mới có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
(TienPhongBank) được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động môi giới tiền
tệ năm 2009, nhưng đối tượng khách hàng theo giấy phép được cấp của
TienPhongBank lại không phù hợp với quy chế môi giới tiền tệ theo Quyết
định số 351. Thực tế, từ khi được cấp phép tới nay, TienPhongBank cũng
chưa triển khai hoạt động này.
Thị trường hiện cũng chưa có một công ty môi giới tiền tệ nào được thành lập, hoạt động môi giới trên thị trường tiền tệ.
Vì sao lĩnh vực này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ? Theo Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), nguyên nhân là do quy mô thị trường tiền tệ Việt Nam còn nhỏ, nhiều giao dịch, sản phẩm chưa thực sự phát triển; việc tăng chi phí do sử dụng hoạt động môi giới tiền tệ còn là trở ngại; nhiều tổ chức tín dụng chưa hiểu biết đầy đủ và chưa quan tâm đến hoạt động này.
“Trong tương lai, khi quy mô thị trường phát triển hơn thì rất cần có một hệ thống môi giới tiền tệ chuyên nghiệp làm cầu nối, đảm bảo cho việc gặp gỡ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện”, Vụ Tín dụng nhìn nhận, cũng như để gián tiếp nói về giá trị của một kênh trung gian hiện còn thiếu tại Việt Nam.
Cùng với yêu cầu thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng 2010, có hiệu lực từ 1/1/2011, để có một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn nhằm điều chỉnh hoạt động môi giới tiền tệ, Vụ Tín dụng cho rằng, cần thiết phải ban hành thông tư quy định hoạt động môi giới tiền tệ thay thế Quyết định 351 nói trên.
Theo đó, Vụ Tín dụng đang xây dựng một dự thảo với nội dung theo hướng thu hẹp phạm vi điều chỉnh từ hoạt động môi giới tiền tệ của các tổ chức tín dụng xuống còn hoạt động môi giới tiền tệ của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các công ty môi giới tiền tệ có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại.
Dự thảo thông tư đó quy định bên môi giới bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty môi giới tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động môi giới tiền tệ.
Đáng chú ý là việc bổ sung quy định về công ty môi giới tiền tệ là công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại được giải thích là nhằm mở rộng đối tượng được phép hoạt động môi giới tiền tệ, khuyến khích thành lập các công ty môi giới trên thị trường tiền tệ.
Cũng theo dự thảo thông tư, khi được cấp phép, bên môi giới sẽ được cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ cho khách hàng đối với một hoặc một số nghiệp vụ vay, cho vay; gửi tiền của tổ chức tài chính tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; mua, bán các loại giấy tờ có giá; mua, bán các khoản nợ; giao dịch ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn; giao dịch hoán đổi ngoại hối, lãi suất…
Tuy nhiên, với những trở ngại như đề cập ở trên, chưa rõ đến khi nào Việt Nam mới thực sự có các công ty môi giới tiền tệ, hoặc tiếp tục có ngân hàng được cấp phép và thực hiện hoạt động này?
Thị trường hiện cũng chưa có một công ty môi giới tiền tệ nào được thành lập, hoạt động môi giới trên thị trường tiền tệ.
Vì sao lĩnh vực này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ? Theo Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), nguyên nhân là do quy mô thị trường tiền tệ Việt Nam còn nhỏ, nhiều giao dịch, sản phẩm chưa thực sự phát triển; việc tăng chi phí do sử dụng hoạt động môi giới tiền tệ còn là trở ngại; nhiều tổ chức tín dụng chưa hiểu biết đầy đủ và chưa quan tâm đến hoạt động này.
“Trong tương lai, khi quy mô thị trường phát triển hơn thì rất cần có một hệ thống môi giới tiền tệ chuyên nghiệp làm cầu nối, đảm bảo cho việc gặp gỡ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện”, Vụ Tín dụng nhìn nhận, cũng như để gián tiếp nói về giá trị của một kênh trung gian hiện còn thiếu tại Việt Nam.
Cùng với yêu cầu thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng 2010, có hiệu lực từ 1/1/2011, để có một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn nhằm điều chỉnh hoạt động môi giới tiền tệ, Vụ Tín dụng cho rằng, cần thiết phải ban hành thông tư quy định hoạt động môi giới tiền tệ thay thế Quyết định 351 nói trên.
Theo đó, Vụ Tín dụng đang xây dựng một dự thảo với nội dung theo hướng thu hẹp phạm vi điều chỉnh từ hoạt động môi giới tiền tệ của các tổ chức tín dụng xuống còn hoạt động môi giới tiền tệ của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các công ty môi giới tiền tệ có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại.
Dự thảo thông tư đó quy định bên môi giới bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty môi giới tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động môi giới tiền tệ.
Đáng chú ý là việc bổ sung quy định về công ty môi giới tiền tệ là công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại được giải thích là nhằm mở rộng đối tượng được phép hoạt động môi giới tiền tệ, khuyến khích thành lập các công ty môi giới trên thị trường tiền tệ.
Cũng theo dự thảo thông tư, khi được cấp phép, bên môi giới sẽ được cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ cho khách hàng đối với một hoặc một số nghiệp vụ vay, cho vay; gửi tiền của tổ chức tài chính tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; mua, bán các loại giấy tờ có giá; mua, bán các khoản nợ; giao dịch ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn; giao dịch hoán đổi ngoại hối, lãi suất…
Tuy nhiên, với những trở ngại như đề cập ở trên, chưa rõ đến khi nào Việt Nam mới thực sự có các công ty môi giới tiền tệ, hoặc tiếp tục có ngân hàng được cấp phép và thực hiện hoạt động này?
Theo Kim Ngân (VnEconomy)
VIP

TT 5,2tỷ giá CDT không chênh nhà phố LK 60m ck 19% tăng gói vay 36T k lãi
5 tỷ 700 triệu- 57m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP

MẶT PHỐ VŨ MIÊN, TÂY HỒ 45m - 5T - 4,6MT - VIEW HỒ - LÔ GÓC - KINH DOANH...
29 tỷ 200 triệu- 45m2
Tây Hồ, Hà Nội
Hôm nay
0971969***
VIP

Bán nhà 1 trệt, 1 lửng, 1 lầu đường Trưng Nữ Vương, Phường 1, Vĩnh Long
3 tỷ - 108m2
TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long
Hôm nay
0907247***
VIP

TỔNG 4 CĂN THẠNH XUÂN 25 MỚI 100%. GIÁ RẺ.
7 tỷ 800 triệu- 296m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0987325***
VIP

MAIA Hồ Tràm, Chỉ TT 50% đến 2027 nhận nhà - đầu tư 1Tỷ3 sở hữu tổ hợp 4Tỷ Đô
1 tỷ 300 triệu- 35m2
Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0931793***
VIP

GÓC 2 MẶT TIỀN NGANG 16M -CẠNH QUANG TRUNG -10 TỶ++224(16x15)8pn HÀNG HIẾM
10 tỷ 450 triệu- 224m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0938198***
VIP

Top căn hộ cho thuê rẻ An Lộc An Phúc 62m2 full nội thất trung tâm Q2 TP.HCM.
10 triệu - 62m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
VIP

Bán Căn hộ chỉ từ 460tr 68m2 3N phố đi bộ TT phủ lý cạnh Sun world ck18% HTLS 0%
1 tỷ 700 triệu- 68m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính, kinh tế vĩ mô