Tại hội thảo, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng hiện đang diễn ra tình trạng “bất đối xứng thông tin” trong thị trường bất động sản. Người dân không thể biết được diễn biến giá cả thị trường bất động sản, bởi thị trường thiếu minh bạch, người có nhu cầu phải trả giá đắt khi mua bất động sản.
Theo ông Doanh, thị trường bất động sản có lẽ là một trong những thị trường phức tạp nhất với các tình trạng phát triển thiếu quy hoạch, tồn tại cơ chế xin cho trong việc giao dự án bất động sản nên dễ phát sinh tiêu cực.
Một trong những thành tố tham gia thị trường bất động sản là môi giới. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện cả nước có 33.000 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và khoảng 80% bất động sản giao dịch thành công thông qua môi giới.
Bên cạnh những đóng góp mang tính thúc đẩy thị trường, giải phóng một lượng lớn bất động sản tồn kho trong giai đoạn 2014 – 2018, ngành nghề môi giới vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, đạo đức của môi giới bất động sản là một vấn đề được các chuyên gia đặc biệt quan tâm.
Nhiều người cho rằng nhân viên môi giới bất động sản lệch chuẩn đạo đức là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, giá ảo và bong bóng bất động sản. Lực lượng này cũng sẽ khiến thị trường bất động sản không minh bạch, mang đến nhiều rủi ro cho khách hàng.
Nhân viên môi giới bất động sản lệch chuẩn đạo đức là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, giá ảo.
Ông Trần Minh Hoàng, Phó tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng nhìn chung môi giới bất động sản ở Việt Nam có trình độ ở mức thấp, thiếu chuyên nghiệp và còn thiếu quan tâm đến các quy định của pháp luật. Nguyên nhân một phần do hoạt động đào tạo chuyên sâu cho người hành nghề chưa thực sự được quan tâm ở Việt Nam.
“Nhiều nhân viên môi giới còn thiếu coi trọng nghề nghiệp; coi trọng lợi ích cá nhân thay vì lấy thị trường và khách hàng làm trọng, dễ phản ứng thiếu văn hóa”, ông Hoàng nhận xét và nói thêm rằng nhân viên môi giới hợp tác trong phạm vi nhỏ, thiếu tính liên kết tạo sức mạnh của cộng đồng nên dễ bị bắt nạt chèn ép; cạnh tranh không lành mạnh.
Một thực tế nữa là các sàn giao dịch bất động sản khi tuyển nhân viên môi giới đều không đòi hỏi bằng cấp chuyên môn liên quan đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà chủ yếu chú trọng đến kinh nghiệm bán hàng. Chính vì vậy, đa phần nhân viên môi giới bất động sản thiếu hẳn những kiến thức cơ bản như: pháp luật, các luật liên quan, hợp đồng, trách nhiệm của người đại diện…
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), cho rằng hành lang pháp lý trong lĩnh vực môi giới bất động sản thời gian qua liên tục được cập nhật và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều bất cập như quy định cá nhân không bắt buộc phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được dự thi lấy chứng chỉ môi giới. Chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi hành nghề môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, bản thân các môi giới cũng không coi trọng việc tham gia các khóa đào tạo.
Ông Hưng đề nghị, giá trị pháp lý của chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản cần rút ngắn thời hạn còn từ 1-3 năm thay vì 5 năm như hiện tại.
Ngoài những bất cập về trình độ, tính chuyên nghiệp của môi giới thì hiện nay, việc quản lý các sàn và người hành nghề môi giới còn gặp rất nhiều khó khăn.
Bà Mai Thị Thùy Linh, Trưởng Phòng Quản lý bất động sản (Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng), cho biết hiện các sàn giao dịch bất động sản đang “lách luật” giữa khái niệm sàn giao dịch bất động sản và hoạt động tư vấn để không bị điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định có liên quan, gây khó khăn trong quá trình quản lý của cơ quan nhà nước cũng như khó khăn trong quá trình kiểm tra, xử lý các sai phạm.
-
Cò đất thổi giá nhà ở xã hội chênh hàng trăm triệu, Bộ Xây dựng chỉ đạo xử lý
CafeLand - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới, mua bán nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn.
-
Bất ngờ với giá đất nền các tỉnh sau đỉnh sốt, liệu đã đến lúc để mua vào?
Theo VARS, nhiều địa phương đã bắt đầu xuất hiện giao dịch đất nền trong quý 3. Tuy nhiên, giá đất nền chủ yếu đi ngang, một số khu vực cắt lỗ mạnh từ 30 – 50%.
-
Tất tay mua đất ven đô, rao bán lỗ 8 tháng không ai hỏi
Nắm bắt thị hiếu của khách hàng về không gian sống sinh thái sau những đợt giãn cách do Covid-19, nhiều người đã không ngại vay hàng tỷ đồng để đầu tư đất ven đô Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra khá phũ phàng khi nhiều lô đất được rao bán nửa ...
-
Điều gì sẽ xảy ra với thị trường bất động sản khi bắt buộc giao dịch đất nền phải qua sàn?
Lâu nay bất động sản giao dịch qua sàn chủ yếu là sản phẩm hình thành trong tương lai, chưa có quyền sử dụng đất (QSDĐ). Loại hình này vẫn được chuyển nhượng một cách tự do, thiếu kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ luỵ gây nhiễu loạn thị trường như đầu cơ, ...