Hình minh họa
Đồng tình giao VEC nghiên cứu
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành. Ý kiến của Bộ GTVT đưa ra trên cơ sở thống nhất với kiến nghị của VEC và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trước đó, phía VEC đã có đề xuất tự huy động 14.786 tỉ đồng để đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM- Long Thành (đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) lên quy mô 10 làn xe, với chiều dài 21,92 km.
Với phương án tự huy động nguồn vốn, VEC sẽ là cơ quan tổ chức vận hành, khai thác và thu phí toàn bộ tuyến đường để hoàn vốn đầu tư sau khi hoàn thành dự án.
Lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá phương án này có ưu điểm là tiến độ triển khai thuận lợi và dự kiến đầu năm 2026 hoàn thành, kịp với tiến độ sân bay Long Thành; không phải xử lý xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư mới và VEC.
Tuy nhiên nhược điểm của phương án này là hiện vốn điều lệ của VEC rất thấp (khoảng 978,7 tỉ đồng). Để có thể huy động vốn vay mở rộng đường do VEC quản lý, cơ quan cần được tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu đã được trình cấp thẩm quyền.
VEC đề xuất huy động 14.785 tỉ đồng để mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành (hình minh họa)
Thêm phương án để cân nhắc
Bộ GTVT đã chỉ đạo VEC tính toán thêm 3 phương án đầu tư khác, gồm đầu tư công; đầu tư PPP, loại hợp đồng BOT; nhượng quyền đầu tư, khai thác theo quy định của Luật Quản lý tài sản công (hay đầu tư theo phương thức PPP loại hợp đồng BOT có sự tham gia góp vốn của Nhà nước bằng tài sản theo Luật PPP).
Các phương án này cũng có một số bất cập khó giải quyết, cụ thể:
Phương án 2: triển khai dự án theo hình thức đầu tư công. Phương án này được đánh giá là tạo áp lực lên ngân sách nhà nước vốn rất căng thẳng trong giai đoạn hiện nay do đang phải dồn nguồn lực để thực hiện các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và một số dự án cao tốc, dự án quan trọng quốc gia khác.
Bộ GTVT không thể cân đối vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư Dự án như đề xuất. Trường hợp sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, thì tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến sử dụng vốn vay nước ngoài, dự kiến cuối năm 2027 mới có thể hoàn thành.
Phương án 3: triển khai theo phương thức PPP loại hợp đồng BOT. Tương tự, với phương án này vẫn yêu cầu bố trí vốn ngân sách nhà nước trong khi khả năng Bộ GTVT cân đối thêm vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là rất thấp.
Bên cạnh đó, phương án này rất khó tách bạch doanh thu (không thể phân chia doanh thu theo làn xe), chi phí bảo trì và trách nhiệm quản lý, vận hành đường cao giữa nhà đầu tư và VEC (dẫn đến xung đột lợi ích). Tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư.
Phương án 4: nhượng quyền đầu tư. Ưu điểm của phương án này là thu hút được nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhưng quá trình triển khai thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư sẽ khiến tiến độ triển khai dự án kéo dài. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ Bộ GTVT hay VEC có thẩm quyền tổ chức nhượng quyền.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch 10 làn xe. Giai đoạn 1 của dự án đã được triển khai và hoàn thành năm 2016 với quy mô 4 làn xe, do VEC làm chủ đầu tư, tổng kinh phí hơn 20.600 tỉ đồng. Sau gần 6 năm khai thác, lượng xe lưu thông qua cao tốc không ngừng tăng lên. Hiện nay, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dài gần 21km) đã quá tải, khó có thể tiếp tục đảm bảo khả năng phục vụ thông hành đặc biệt khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 đi vào khai thác. |
-
Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8-10 làn xe
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đề nghị giao VEC nghiên cứu đầu tư mở rộng mặt đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8-10 làn xe, tiến tới triển khai trong năm 2022 và hoàn thành năm 2026.
-
Bất ngờ với đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái
Ngày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Fecon cùng đối tác Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đã đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái, nhằm kết nối TP.HCM và Đồng Nai. Theo đại diện Fecon, việc xây hầm sẽ giảm thiểu khó khăn t...
-
Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024
Nhà sáng lập Ecopark vừa được vinh danh ở hạng mục Chủ đầu tư của thập kỉ do BTC Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru trao tặng. Riêng dự án Ecovillage Saigon River- bất động sản Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam còn nhận được giải thưởng Dự...
-
TP.HCM sẽ sửa chữa gần 4.000 căn hộ để phục vụ tái định cư
UBND TP.HCM vừa triển khai kế hoạch sửa chữa gần 4.000 căn hộ chung cư thuộc sở hữu nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu tái định cư cho người dân. Đây là động thái quan trọng để giải quyết các khó khăn trong việc quản lý, sử dụng quỹ nhà ở công cộng và đả...