Nhà đầu tư đang kéo về thị trường Mê Linh. Ảnh: Dự án Cienco5 Mê Linh
Sau khi cơn sốt đất “quét” qua các khu vực vùng ven Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh,… đã lắng xuống thì mới đây nhà đất tại khu vực Mê Linhtiếp tục được thổi nóng, đặc biệt là các sản phẩm thứ cấp tại các dự án bỏ hoang.
Anh Đỗ Duy Linh, nhân viên môi giới kỳ cựu của một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, sau khi “đánh” thị trường Thạch Thất, Hòa Lạc sàn giao dịch của anh đang “dồn quân” sang Mê Linh để “làm sóng”.
Theo anh Linh, nhìn chung mặt bằng một số dự án “tồn kho mất chìa khóa” hàng chục năm tại Mê Linh đang được rao bán ở mức giá tăng khoảng 60-80% so với cuối năm 2020. Đợt tăng giá lần này là lần thứ 2 từ năm ngoái và được “neo” với thông tin một số dự án của các chủ đầu tư lớn sắp được triển khai.
Tuy nhiên, cũng theo anh Linh mặc dù thị trường Mê Linh khá nhộn nhịp nhưng phần đa là những nhà đầu tư đã thu được lợi nhuận ở các thị trường khác đến để tìm kiếm cơ hội gia tăng tài sản. Do đó, hầu như các giao dịch mua bán là giữa các nhà đầu tư với nhau chứ khách mua để ở hay sản xuất, kinh doanh là rất ít.
Dự án khu đô thị Hà Phong vẫn đang được bỏ hoang sau hàng thập kỷ
Ghi nhận trên các trang rao bán bất động sản, các sản phẩm đất nền dự án và nhà xây thô tại các dự án như KĐT Cienco5; AIC; Hoàng Vân, Hà Phong; Hud Mê Linh Central; Mê Linh New City…được rao bán với mức tăng khoảng 60-80% so với mặt bằng giá năm 2020.
Theo đó, các lô nằm ở tuyến đường trục chính, đường lớn thuộc dự án Cienco 5 có giá dao động 40-45 triệu đồng mỗi m2. Các lô ở vị trí khác, giá dao động từ 21-40 triệu đồng.
Không riêng đất nền các dự án, đất thổ cư trong làng cũng được theo đà tăng vọt. Ở một số xã như Tiền Phong, xã Mê Linh hay thị trấn Quang Minh, giá đất năm ngoái khoảng 13-15 triệu đồng mỗi m2 nay tăng lên 20-25 triệu đồng. Cá biệt số lô đất gần trục dọc quốc lộ tăng mạnh từ 17-20 triệu đồng lên 30-33 triệu đồng mỗi m2 chỉ trong chưa đến một năm.
Thông tin rao bán nhà đất tại các KĐT bị "ngủ quên" nhiều năm xuất hiện ngày càng nhiều
Theo anh Linh, sở dĩ có hiện tượng tăng giá đột biến là do giá đất ở Mê Linh đang ở tầm trung so với các khu vực nóng sốt như Đông Anh, Thạch Thất... Đặc biệt, gần đây thông tin một số dự án "đắp chiếu" cả thập kỷ được chuyển nhượng lại cho các chủ đầu tư lớn, lác đác có dự án được mở bán trở lại hoặc triển khai hạ tầng. Một lực lượng khá đông các nhân viên môi giới của các sàn phân phối bất động sản lớn ở Hà Nội tập trung “kéo quân’ về khu vực này cũng là tác nhân khiến thị trường nóng hơn.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ cho rằng tình trạng "nóng" lên của bất động sản Mê Linh thời gian gần đây chủ yếu là do môi giới và nhà đầu cơ lợi dụng những thông tin chưa chính thức về quy hoạch để thu hút nhà đầu tư.
Liên quan đến vấn đề các nhân viên môi giới bất động sản là “động cơ” chính đứng sau các đợt thổi giá đất vừa qua, mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cũng thừa nhận bên cạnh những môi giới bất động sản chuyên nghiệp, có tâm với nghề cũng có một số môi giới bất động sản “tay ngang” có hành vi găm đất, thổi giá tạo sốt ảo gây lũng loạn thị trường, thậm chí còn trực tiếp hoặc tiếp tay cho chủ dự án, lừa đảo khách hàng bằng việc quảng cáo, đưa thông tin thất thiệt.
Trước thực trạng đó, theo ông Phạm Đức Toản, để phòng tránh rủi ro, các nhà đầu tư khi muốn tham gia thị trường Mê Linh chỉ nên xem xét những dự án đã có hạ tầng, có sổ đỏ, hoặc có đầy đủ giấy phép quyết định được phép kinh doanh của Sở Xây dựng.
-
Từ nay đến cuối năm sẽ có vài cơn sốt đất?
CafeLand - Trao đổi với CafeLand, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gánh chịu những tác động do dịch Covid-19 ít nhất là trong năm nay. Đáng chú ý, theo chuyên gia này, từ nay đến cuối năm sẽ xảy ra vài cơn sốt đất.
-
Hé lộ phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%
Trong quý đầu năm, phân khúc thấp đất, đất nền có tổng lượng giao dịch lên tới 2.500 giao dịch, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Giá đất nền được cho là đã đi vào ổn định, không còn dấu hiệu giảm. Có phân khúc ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%....
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
Cái kết đắng của kẻ mộng mơ lướt sóng bất động sản
Trong cơn sốt nóng của thị trường nhà đất, chỉ một vài giao dịch lướt sóng là nhiều người đã có thể kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng. Có người không muốn bỏ lỡ cơ hội đã dồn toàn bộ gia sản, thậm chí vay mượn để đầu tư đất đai. Thế rồi, c...