Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Mỹ, tham dự Phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc và các hoạt động song phương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ (DOC).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với bà Gina Raimondo - Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ (DOC)
Theo đó, hai Bộ trưởng đều nhất trí đánh giá việc hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện ngày 10-/9 vừa qua là cột mốc lịch sử trong quan hệ song phương. Trong đó trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại sẽ tiếp tục là động lực quan trọng, đóng vai trò tiên phong thúc đẩy sự thịnh vượng chung giữa hai quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Theo đó, đề nghị Bộ trưởng Thương mại Mỹ có chỉ đạo mạnh mẽ để đẩy nhanh và sớm hoàn tất trong năm 2023 tiến trình xem xét khởi xướng rà soát thay đổi hoàn cảnh. Mục tiêu là nhằm sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, theo tinh thần Tuyên bố chung ngày 11/9 và kế hoạch hành động đã thống nhất giữa hai nước.
Bộ Công Thương, với vai trò Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Mỹ (TIFA), cam kết sẽ tiếp tục chủ động điều phối, hợp tác với các cơ quan quản lý của Mỹ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của cả hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, cùng có lợi.
Trao đổi với các thảo luận tại Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh khi các nước đạt được kết thúc cơ bản các nội dung đàm phán thuộc trụ cột 2 về chuỗi cung ứng.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tần suất ngày càng gia tăng của các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Đặc biệt là các vụ việc nhắm vào các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Gần đây nhất là các sản phẩm ống thép của Tập đoàn Hòa Phát.
Theo đó, người đứng đầu Bộ Công Thương đề nghị DOC xem xét kỹ lưỡng các ý kiến của Việt Nam trong từng vụ việc cụ thể nhằm đảm bảo tự do hóa thương mại, tính công bằng, khách quan, minh bạch cho hoạt động giao thương.
Bộ trưởng Gina Raimondo ghi nhận việc Việt Nam đã chính thức đề nghị DOC khởi xướng rà soát hoàn cảnh (CCR) để xem xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam với vụ việc cụ thể, cũng như có những chỉ đạo trực tiếp để đẩy nhanh tiến trình xem xét, sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
-
Hoa Sen “mắc kẹt” với ống thép
Dù được biết đến là “gã khổng lồ” trong ngành tôn thép Việt, nhưng với cuộc chơi ở cả thượng nguồn lẫn hạ nguồn, không ít thách thức đặt ra với Tập đoàn Hoa Sen.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....