Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa thông tin về tình hình xuất nhập khẩu sắt thép tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023, ghi nhận khởi sắc trở lại.
Thống kê của VSA cho thấy, trong tháng 4/2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam hơn 1 triệu tấn với trị giá hơn 893 triệu USD, giảm lần lượt 20,8% về lượng và 16,44% về giá trị so với tháng trước đó. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu thép ghi nhận tăng 7,47% về lượng nhưng giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu khoảng 3,769 triệu tấn sắt thép với trị giá hơn 3,16 tỷ USD, giảm 5,15% về lượng và giảm 24,36% về giá trị.
VSA cho biết, các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm: Trung Quốc (54,71%), Nhật Bản (16,17%), Hàn Quốc (9,05%), Ấn Độ (6,59%) và Đài Loan (6,16%).
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 4 đạt 973.000 tấn, trị giá là 812 triệu USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 18% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, dù lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong giai đoạn này tăng 0,4% nhưng lại giảm 19% về trị giá.
Sau 4 tháng, cả nước đã xuất khẩu khoảng 3,26 triệu tấn sắt thép, trị giá đạt 2,52 tỷ USD, tăng 0,5% về lượng và giảm 23,8% về trị giá.
Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sắt thép sang 30 thị trường. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 là ASEAN (36,38%), EU (24,15%), Mỹ (7,55%), Ấn Độ (5,72%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,21%).
10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2023
Hiện tại, nhu cầu thép toàn cầu đang bắt đầu phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022. Theo đó, khu vực Đông Á và Đông Nam Á sẽ đóng góp phần lớn tăng trưởng nhu cầu năm 2023, bù đắp cho sự suy yếu ở châu Âu và Mỹ.
Tại thị trường nội địa, tình hình sản xuất và bán hàng thép vẫn cho thấy những dấu hiệu khó khăn trong bài toán tìm nguồn tiêu thụ. Cụ thể, thị trường bất động sản chưa có tín hiệu khả quan trở lại, các dự án nhà ở xã hội mới được triển khai chưa nhiều, cùng với đó hệ thống ngân hàng siết chặt tín dụng khiến tiêu thụ thép xây dựng ở mức thấp so với kỳ vọng vào mùa xây dựng sau Tết.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành thép, VSA kiến nghị cơ quan Nhà nước tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp thép xuất khẩu các mặt hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép hàn đã đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước...
-
Ngành thép kiến nghị giảm thuế VAT xuống 8%, muốn được vay vốn lãi suất ưu đãi
Cùng với việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và "phá băng" bất động sản, ngành thép cũng đã kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8% để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.