Mới đây, CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) bất ngờ gửi đơn xin gia hạn nộp Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2023 đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Trong văn bản, Pomina nêu rõ quy định thời gian nộp BCTC kiểm toán năm trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Doanh nghiệp này cho biết, hiện đang tích cực làm việc với đối tác đầu tư cho phương án tái cấu trúc Pomina để cung cấp cho kiểm toán xem xét đánh giá khả năng giả định hoạt động liên tục cùng với các bằng chứng chắc chắn cho giả định này để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.
“Vì những lý do nhà đầu tư còn đang xem xét để đưa ra Bản thỏa thuận hợp tác nên cần khoảng thời gian nhất định”, Pomina lý giải
Do đó, hãng thép có trụ sở tại Bình Dương này xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE xem xét cho công ty gia hạn nộp BCTC kiểm toán năm 2023 đến ngày 15/5/2024.
Pomina xin gia hạn BCTC kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?
Đây là một thông tin đáng ngại với các cổ đông của Pomina, bởi lẽ cổ phiếu POM đã nằm trong diện kiểm soát vì chậm nộp BCTC kiểm toán trong 2 năm liên tiếp. Trước đó, HoSE đã gửi công văn nhắc nhở đến Pomina về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu POM nếu chậm nộp thêm 1 lần nữa.
Do đó, HoSE lưu ý cổ phiếu POM có thể bị hủy niêm yết nếu doanh nghiệp này tiếp tục chậm nộp BCTC năm 2023 (tức phải BCTC kiểm toán nộp trước ngày 1/4/2024).
Mới đây, Pomina đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào đầu tháng 3/2024 để thông qua phương án tái cấu trúc công ty.
Chủ tịch HĐQT Pomina Đỗ Duy Thái cho biết, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, ban lãnh đạo vẫn quyết liệt để phục vụ 2 mục tiêu chính là lành mạnh hoá tài chính và tối ưu hóa sản xuất. Lò cao sẽ chạy vào cuối năm nay để đón sự hồi phục của ngành bất động sản.
Về phương án tái cấu trúc, nhằm đồng bộ khâu luyện và cán thép để tối ưu hóa năng lượng sản xuất tại nhà máy thép Pomina 1 và Pomina 3, cổ đông đã thông qua việc Pomina sẽ cùng với nhà đầu tư mới góp vốn thành lập CTCP Pomina Phú Mỹ.
Cụ thể, Pomina Phú Mỹ dự kiến có vốn điều lệ khoảng 2.700 - 2.800 tỷ đồng và vốn vay ngân hàng 4.000 tỷ đồng, được sử dụng thương hiệu và hệ thống phân phối của Pomina.
Nhà sản xuất thép này sẽ góp 35% vốn điều lệ, tương đương 900 - 1.000 tỷ đồng, bằng toàn bộ giá trị đất đai, nhà xưởng, dây chuyền thiết bị của 2 nhà máy Pomina 1 và Pomina 3. Trong khi đó, nhà đầu tư mới sẽ góp 65% vốn còn lại bằng tiền, tương đương 1.800 - 1.900 tỷ đồng.
Theo kết quả định giá tài sản của Công ty kiểm toán AFC và Savills, giá trị tài sản hiện vật của 2 nhà máy Pomina 1 và Pomina 3 là 6.694 tỷ đồng (chưa bao gồm VAT). Trong đó, giá trị của nhà máy Pomina 1 là hơn 336 tỷ đồng và Pomina 3 là 6.358 tỷ đồng.
Còn theo tính toán từ Pomina, tổng giá trị 2 nhà máy trên dao động từ 6.000 - 6.800 tỷ đồng. Doanh nghiệp này kỳ vọng thu hồi lại khoảng 5.100 - 5.800 tỷ đồng sau khi đã trừ phần vốn góp vào Công ty Pomina Phú Mỹ. Số tiền này dự kiến sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại các ngân hàng và khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
-
Chủ tịch Pomina cho biết nhà đầu tư mới là tập đoàn có hệ sinh thái lớn và hoạt động gần với ngành thép. Chi tiết sẽ được công bố vào tháng 4 tới đây.
-
Xây dựng Hòa Bình, Pomina nói gì về nguy cơ bị hủy niêm yết?
Cả Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Thép Pomina cho biết đây chỉ là lời nhắc nhở của HOSE về việc công ty cần lưu ý phải nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 đúng hạn và cam kết sẽ đúng hạn để cổ phiếu không bị huỷ niêm yết.
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo đến Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) về việc "lưu ý về khả năng hủy niêm yết" cổ phiếu.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.