Theo công bố mới nhất của Kiểm toán Nhà nước, dự án này phải giảm thời gian thu phí từ 18 năm 4 tháng 10 ngày xuống còn 10 năm 7 tháng 24 ngày, tức giảm tới 7 năm, 8 tháng và 16 ngày sau khi đã xác định lại các chỉ tiêu tài chính của các hạng mục đầu tư giai đoạn 1, 2 và 3. Và đây cũng chưa phải con số giảm cuối cùng nếu tính đến lưu lượng xe qua lại trong một ngày đêm (theo cách tính của nhà đầu tư) đang tiếp tục tăng như hiện nay.
Bản thân dự án này cũng đã từng gây xôn xao dư luận một thời khi được lập trạm thu phí cách dự án tới... 140 km. Đó là Trạm thu phí Sông Phan, nằm trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận với mục đích tạo nguồn vốn cho dự án. Một điều phi lý đến uất ức như thế nhưng vào thời điểm đó, các cơ quan liên quan vẫn vô tư ra quyết định cho phép. Đến khi người dân phản ứng gay gắt, doanh nghiệp than trời thì sự phi lý trên mới được chấm dứt.
Chưa hết, với chỉ sau 4 lần điều chỉnh sửa đổi, thì tổng vốn dự án này đã đội lên thêm con số cả ngàn tỉ đồng. Từ dự án có tổng mức đầu tư khi ký hợp đồng là 2.005 tỉ đồng, sau các lần điều chỉnh con số này đội lên mức 3.141,6 tỉ đồng. Những hạng mục phát sinh sau này cũng thuộc dạng tiền trảm hậu tấu, tức là thực hiện trước, xin phép sau.
Cái dự án này cũng không ngoại lệ so với một loạt các dự án BOT đã tồn tại trước đó, là hình thức chỉ định thầu một cách thiếu minh bạch; không có sự giám sát, quản lý chặt chẽ về nguồn vốn bắt buộc đối với chủ đầu tư. Các số liệu để trình Bộ Tài chính quyết định về mức phí, thời gian thu phí đều do phía chủ đầu tư cung cấp. Tự ý chia nhỏ các gói thầu, giao cho các đơn vị thành viên không đủ năng lực theo quy định thi công.
Vậy, với những kết luận sai phạm của dự án mà kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ GTVT đã chỉ ra, thì ai phải là người chịu trách nhiệm? Hay rồi lại là tình trạng "ăn" không được thì bỏ, còn trách nhiệm về các sai phạm chỉ là chung chung. Tiền thì người dân phải trả?
Lúc này, nhiều người thắc mắc nếu như không có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ sau một loạt vụ lùm xùm về các dự án BOT giao thông, thì các thông tin về những sai phạm, gian dối như thế này liệu có được sáng tỏ? Lợi nhuận khổng lồ, phi lý từ các trạm thu phí BOT kia sẽ chảy vào túi ai? người dân còn phải trả phí oan đến bao giờ? Với những gì đã xảy ra, thì nhiều dự án BOT khuất tất hiện nay có phải đang ngày càng dần lộ rõ bản chất gần như lợi dụng chủ trương xã hội hóa đầu tư cho giao thông bằng hình thức BOT đang bị biến thành miếng bánh ngon cho những người liên quan và các nhà đầu tư "tay không bắt giặc", trục lợi?.
Đã đến lúc, Chính phủ cần phải quyết liệt rà soát lại tất cả các dự án BOT, "trảm" những dự án không minh bạch để trả lại sự công bằng cho người dân đang ngày đêm oằn mình gánh những khoản phí vô lý, tùy tiện mà các nhà đầu tư luồn lách qua những chính sách một thời chưa rõ ràng để kiếm lợi.
Đa phần người dân còn nghèo, đừng để họ nghèo thêm bởi các ông chủ BOT tham lam vô độ.
-
Hà Nội chỉ đạo khẩn về tiến độ 2 dự án BT
Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã ban hành Thông báo số 588 về Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ thực hiện và những nội dung vướng mắc tại 2 dự án đầu tư công trình giao thông theo hình thức BT....
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....