Ảnh minh họa
Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2018 của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cho thấy, Công ty chỉ lãi 100 tỷ đồng, giảm hơn 88% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm gần 40 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Theo giải trình của HAG, việc lợi nhuận giảm là do tăng giá vốn hàng bán trong kỳ do trích lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho 13,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó là việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 23,9 tỷ đồng, nguyên nhân do kiểm toán viên tính lại thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn loại liên quan đến chi phí lãi vay vốn hóa trên báo cáo tài chính hợp nhất theo tỷ lệ khấu hao vườn cây. Vì vậy làm tăng khoản lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ thêm 23,4 tỷ đồng.
Tương tự, Công ty cổ phần đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR) cũng ghi nhận lãi hợp nhất trong báo cáo tài chính soát xét bán niên 2018 sụt giảm mạnh đến 66% so với báo cáo tự lập trước đó, chỉ còn 1,82 tỷ đồng.
Sau soát xét, nhiều khoản mục tài chính của HAR biến động mạnh. Cụ thể, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 19% và 44%, lên 7,5 tỷ đồng và 11 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm từ 6,4 tỷ đồng trước soát xét xuống còn 2,58 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế ghi nhận 2,8 tỷ đồng và 1,8 tỷ đồng, đều giảm trên 57%.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2018 đã soát xét của Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) cho thấy, khoản lợi nhuận sau thuế còn lại hơn 74 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 10 tỷ đồng so với con số 84,4 tỷ đồng Công ty công bố trước đó.
Doanh thu tài chính sau soát xét giảm mạnh 49% so với con số trong báo cáo tự lập, chỉ còn 55 tỷ đồng. Sự sụt giảm đáng kể này dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm từ 79,7 tỷ xuống còn 26,9 tỷ đồng. Thu nhập khác tăng mạnh từ mức 3,3 tỷ đồng lên 55,7 tỷ đồng, trong khi chi phí khác điều chỉnh không đáng kể.
Báo cáo tài chính soát xét bán niên hợp nhất 2018 của Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) cũng thể hiện bức tranh tương tự khi lãi ròng cổ đông công ty mẹ giảm hơn 4% xuống 43,7 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do các loại chi phí tăng, đồng thời giá vốn hàng bán cũng điều chỉnh đi lên khiến lãi ròng sụt giảm.
Một ví dụ khác là Công ty cổ phần COMA 18 (CIG), lợi nhuận sau kiểm toán chênh lệch với báo cáo tự lập gần 6 tỷ đồng vì hầu hết các khoản chi phí của Công ty tăng sau soát xét đều tăng.
Cụ thể, chi phí tài chính của Công ty lên tới gần 4 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Cùng với đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm hơn 4 tỷ đồng lên mức 8 tỷ đồng do tăng thêm dự phòng phải thu khó đòi. Bên cạnh đó, báo cáo của Công ty còn nhận thêm kết luận ngoại trừ về khoản chi phí sản xuất dở dang tại dự án Westa.
Theo giải trình, công nợ phải thu một số khách hàng đã phát sinh quá lâu mà đến nay vẵn chưa thu được do vậy công ty đã thực hiện trích lập dự phòng, điều này dẫn đến chi phí quản lý tăng, thu nhập khác giảm do hạch toán cho thuê hạ tầng lùi lại theo đúng kỳ kế toán. Những nguyên nhân này dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.
-
“Ông lớn” dầu khí lập kỷ lục mới về doanh thu, đảm bảo cho hơn 52.000 lao động với lương bình quân trên 26 triệu đồng/người/tháng
Năm 2023, tổng doanh thu của PVN lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm.
-
“Ông lớn” ngành nhựa trải qua năm 2023 bằng điều chưa từng có trong lịch sử 47 năm hoạt động
Là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất ống nhựa và phụ tùng ống nhựa, Nhựa Bình Minh sắp chứng kiến sự việc chưa từng có trong lịch sử từ khi thành lập.
-
Hoa Sen công bố lợi nhuận sau kiểm toán, cổ phiếu HSG sắp có chuyển biến lớn
Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán với lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỷ đồng, tăng 6% so với báo cáo tự lập.