Mùa báo cáo tài chính quý 2/2023 chưa bắt đầu nhưng nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán đã công bố số liệu ước tính với kết quả lợi nhuận không mấy khả quan.
Mới đây, Fiintrade vừa có báo cáo sơ bộ cập nhật kết quả kinh doanh ước tính quý 2/2023 của 25 doanh nghiệp tính đến ngày 4/7. Theo đó, nhóm bất động sản, vật liệu xây dựng, phân bón, thuỷ sản… tiếp tục ghi nhận kết quả kém khả quan với mức lãi giảm sâu trong giai đoạn này.
Xi măng Hà Tiên
Trong nhóm vật liệu xây dựng, mặc dù được kỳ vọng hưởng lợi “sóng” đầu tư công, song lợi nhuận quý 2/2023 của Công ty CP Xi Măng Vicem Hà Tiên (mã chứng khoán: HT1) ước tính đạt 90,4 tỷ đồng, giảm 33,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức lãi này đã được cải thiện đáng kể so với mức lỗ lịch sử 86 tỷ trong quý đầu năm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Xi măng Hà Tiên đạt khoảng 4,4 tỷ đồng, giảm mạnh tới 97% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2023, nhà sản xuất xi măng này đặt mục tiêu khá thận trọng với doanh thu đạt 8.987 tỷ đồng và lãi sau thuế 276 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, Xi măng Hà Tiên còn cách xa mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm nay.
Ban lãnh đạo Xi măng Hà Tiên dự báo 2023 vẫn là năm khó khăn của thị trường xi măng do các dự án chậm triển khai khi gặp khó khăn về nguồn vốn. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào như giá điện, giá than cũng dự kiến tăng trong năm 2023.
Hiện nay, thị trường xi măng miền Bắc và miền Trung xảy ra tình trạng dư cung, trong khi thị trường miền Nam luôn ở trong tình trạng dư cầu. Tình trạng cung vượt cầu đã đặt các doanh nghiệp sản xuất xi măng trước sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá thành trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vừa tổ chức mới đây, ông Lưu Đình Cường, Tổng Giám đốc Xi măng Hà Tiên cho biết, 6 tháng đầu năm là hết sức khó khăn, sản lượng của công ty giảm 20% so với cùng kỳ. Dự báo 6 tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn nhờ Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản, tiền tệ, giúp nguồn vốn được khơi thông.
Liên quan đến việc điều chỉnh giá bán xi măng, lãnh đạo Xi măng Hà Tiên cho biết hiện chưa có quyết định chính thức về tăng giá điện, công ty vẫn đang nghe ngóng và chuẩn bị các phương án về giá bán sản phẩm.
-
Làm ăn bết bát, doanh nghiệp xi măng đồng loạt “thay máu” lãnh đạo cấp cao
Xi măng Bỉm Sơn và Xi măng La Hiên là những doanh nghiệp thông báo thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao thời gian gần đây.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại công ty xi măng lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.