Hiện thị xã Tân Uyên đạt 5/5 tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, phân loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng kết nối liên vùng
Là đầu mối giao thương quan trọng của tỉnh, Tân Uyên có vị trí trung tâm nối liền các TP Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An cùng mạng lưới liên kết vùng hoàn thiện đến TP.HCM, Biên Hòa qua các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, Quốc lộ 13, ĐT 743, ĐT 746.
Hạ tầng Tân Uyên không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện
Đặc biệt, để nâng loại đô thị Tân Uyên đạt tiêu chí loại II năm 2023, chính quyền địa phương đã và đang triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng như nâng cấp đường ĐT 747B với lộ giới quy hoạch từ 42m - 74m, đường ĐT 746 lộ giới từ 35,5m - 42m. Đồng thời, xúc tiến đầu tư một loạt dự án giao thông trọng điểm, nổi bật là đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Tân Uyên…
Cùng với đó, các tuyến giao thông đối nội quan trọng, kết nối các trục đường chính đô thị và các khu phố như đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 cũng được chính quyền Tân Uyên đầu tư quy hoạch mở rộng lộ giới lên 28m.
Đáng chú ý, các dự án Vành đai 3, Vành Đai 4 khởi động đã mở ra cơ hội tăng cường kết nối kinh tế, giao thương cho đô thị Tân Uyên - hạt nhân trong quy hoạch phát triển thành phố thông minh của tỉnh. Theo chuyên gia, đường Vành Đai không chỉ “đánh bại” mọi dự án về khả năng kết nối liên vùng, chạy qua cảng biển, sân bay, KCN lớn mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch, các khu đô thị hiện đại dọc tuyến.
Quy hoạch dự án Vành đai 3, Vành Đai 4 TP.HCM
Đại diện tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh này đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho Bình Dương được chủ động đầu tư các đoạn còn lại của dự án đường cao tốc Vành đai 3, 4 TP HCM từ nguồn vốn hỗn hợp để tỉnh tập trung đầu tư hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh trong năm 2024.
Trước đó, địa phương này cũng đã chính thức khởi công cầu Bạch Đằng 2 vượt sông Đồng Nai tạo thêm hướng kết nối đến thành phố Biên Hòa, sân bay Long Thành, cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Dự án gồm cầu và đường nối có quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến đi vào hoạt động năm 2023.
Bất động sản đón sóng đầu tư
Nhiều yếu tố cộng hưởng từ quy hoạch phát triển chiến lược, hệ thống tiện ích đầy đủ và đầu tư nâng cấp hạ tầng khiến thị trường bất động sản Tân Uyên có dấu hiệu tăng nhiệt. Chưa kể, tốc độ phát triển công nghiệp và đòn bẩy KCN VSIP III đã đưa địa phương này đứng trước sức ép lớn về nhu cầu nhà ở cho hàng triệu chuyên gia và kỹ sư cấp cao.
Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn diện tích của Tân Uyên dành để phát triển công nghiệp kết hợp dịch vụ, quỹ đất dành cho phát triển đô thị khá khiêm tốn. Hiện chỉ có một số ít các chủ đầu tư thâu tóm những quỹ đất đẹp để phát triển các khu đô thị, nhà phố thương mại hay khu biệt lập đẳng cấp.
Đơn cử mới đây, Tập đoàn BĐS An Gia triển khai dòng sản phẩm villa, nhà phố “Gia sản Thịnh vượng” tại khu biệt lập The Standard (Tân Phước Khánh 10) với số lượng cực kỳ giới hạn. Theo An Gia, dự án sở hữu lợi thế lớn về kết nối, liền kề với tuyến Vành Đai 3, Vành Đai 4 giúp cư dân dễ dàng di chuyển đến các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, kho bãi logistics…
Khu biệt lập The Standard sở hữu chuỗi tiện ích phong cách resort
Mặt khác, nhờ lối phát triển sản phẩm mới mẻ mang tính tiên phong tại Bình Dương, các sản phẩm nhà phố biệt lập tại The Standard ghi nhận lực cầu tốt do yếu tố khan hiếm và phục vụ đúng nhu cầu nhà ở của giới tài chính khá giả.
Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu cao đối với không gian sống, từ an ninh, tiện ích, mảng xanh cho đến chất lượng xây dựng. Do đó để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này, An Gia tư duy triển khai sản phẩm khác biệt với tiện ích sang trọng, độc đáo, không gian riêng tư, biệt lập và an ninh tuyệt đối.
“Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường Bình Dương có nguy cơ bội thực nguồn cung căn hộ, dòng sản phẩm nhà phố biệt lập mang đến một cơ hội sinh lời từ sự khác biệt. Nhiều người mua tìm kiếm lợi nhuận bền vững từ cho thuê, hướng đến nhóm chuyên gia trong và ngoài nước đòi hỏi cao về chất lượng sống. Đây cũng được xem như tài sản tích lũy về lâu dài cho thế hệ tương lai”, đại diện An Gia nói.
Theo các chuyên gia, sự thiếu vắng dòng bất động sản cao cấp này đang tạo "khoảng trống" dư địa đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Sau thời gian phát triển mạnh phân khúc căn hộ vừa túi tiền, thị trường Tân Uyên hứa hẹn sẽ tiếp tục trưởng thành với sự xuất hiện của những dòng sản phẩm cao cấp hơn.
Đây sẽ là những sản phẩm được phát triển theo tiêu chuẩn chất lượng sống mới, tương đương với trải nghiệm sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại tại TP.HCM.
-
Dự án 150 triệu USD tại Bình Dương của hãng trang sức lớn nhất thế giới Pandora đang làm đến đâu?
Ngày 18/12, dự án mở rộng năng lực sản xuất Pandora Production Việt Nam đã lễ cất nóc tại Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore III (VSIP 3), phường Hội Nghĩa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
-
Manwah rót 50 triệu USD xây nhà máy, mở rộng quy mô sản xuất tại Bình Dương
Manwah - doanh nghiệp thành lập từ năm 1992 tại Hồng Kông chuyên về lĩnh vực sofa, nệm và nội thất thông minh sẽ đầu tư thêm 50 triệu USD để xây dựng nhà máy, mở rộng quy mô sản xuất tại Bình Dương....
-
Bình Dương chi hơn 2.100 tỷ đồng làm tuyến đường ven sông Sài Gòn
Tuyến đường ven sông Sài Gòn đoạn từ rạch Bà Lụa đến cảng An Sơn có chiều dài khoảng 3,5km sẽ được tỉnh Bình Dương đầu tư trong thời gian tới với kinh phí hơn 2.100 tỷ đồng.