Theo đó, sau rà soát, Hà Nội phát hiện có 383 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai. Trong đó, có 295 dự án đã được giao đất, cho thuê đất; 88 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; 161 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.
Đáng chú ý, trong số đó có nhiều dự án của Tập đoàn Nam Cường. Cụ thể, khu đô thị Chương Mỹ (567ha) chậm giải phóng mặt bằng do không còn phù hợp quy hoạch chung thị trấn Chúc Sơn. Khu đô thị Cổ Nhuế (phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm - chậm giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông, khớp nối hạ tầng kỹ thuật).
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo pháp luật với dự án xây dựng đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam đoạn qua Thạch Thất của doanh nghiệp này.
Ngoài ra, theo báo cáo của Hà Nội, khu đô thị Quốc Oai, huyện Quốc Oai quy mô 9.407ha của Nam Cường cũng đã bị thu hồi đất.
Báo cáo về kết quả rà soát việc khắc phục, xử lý dứt điểm các vi phạm tại 89 Dự án còn tồn tại đã được Đoàn Giám sát HĐND Thành phố kiến nghị có 3 dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp tiền cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn.
Trong đó, Tập đoàn Nam Cường cũng dính một dự án là Bệnh viện Quốc tế 500 giường tại Dương Nội, Hà Đông.
Được biết, dự án này được thực hiện từ quý 2/2014 - đến quý 4/2018, hiện tại Nam Cường đang xin điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Nội dung kiến nghị đã được UBND Thành phố Hà Nội giao các Sở, ngành xem xét báo cáo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản xin ý kiến các ngành.
Ngày 24/10/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có kết luận kiểm tra. Kết luận kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng và nộp nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, tiếp tục đôn đốc Tập đoàn Nam Cường khẩn trương đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án theo tiến độ được điều chỉnh theo quy định.
Nếu hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.
KĐT Cổ Nhuế.
Theo tìm hiểu, Tập đoàn Nam Cường có tiền thân là tổ hợp dịch vụ vận tải vật tư nông nghiệp và xây dựng Xuân Thủy được thành lập vào năm 1984.
Doanh nghiệp đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường vào cuối năm 2007. Đến tháng 8/2009 thì chính thức chuyển đổi mô hình công ty cổ phần với tên giao dịch mới là Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội.
Tại Hà Nội, Tập đoàn này sở hữu quỹ đất khổng lồ tại khu vực phía tây và tây nam thành phố, với các dự án như: khu đô thị Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm), khu đô thị Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), khu đô thị mới Thạch Phúc (huyện Thạch Thất và Phúc Thọ), khu đô thị Quốc Oai (huyện Quốc Oai), khu đô thị Thạch Thất (huyện Thạch Thất), khu đô thị sinh thái Chương Mỹ (huyện Chương Mỹ)...
Trong đó, nổi bật nhất trong quỹ đất của Nam Cường tại Hà Nội phải kể đến Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông) có diện tích 197ha. Dự án này từng vướng phải lùm xùm xây dư 500 căn biệt thự và có nghi vấn thiếu cân đối trong thực hiện dự án BT đổi đất lấy hạ tầng.
-
Cư dân Anland Complex tố chung cư cao cấp sặc mùi hôi, sai thiết kế
CafeLand - Theo phản ánh của cư dân, đã hơn một năm kể từ khi nhận bàn giao căn hộ, nhiều điều khoản trong hợp đồng không được phía chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường thực hiện theo cam kết. Chung cư được quảng cáo là cao cấp nhưng đang thiếu trầm trọng tiện ích, dịch vụ.
-
Tin vui cho người dân Thủ đô sau gần 10 năm chờ đợi
Sau gần 10 năm chờ đợi, người dân thủ đô Hà Nội, đặc biệt là quận Hoàng Mai, sắp đón nhận tin vui với dự án xây dựng tuyến đường mới từ nút giao Tam Trinh đến điểm giao Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên....
-
Trước đà tăng không ngừng, người mua bất ngờ ưu tiên căn 3 phòng ngủ
Căn hộ 3 phòng ngủ diện tích từ 95m2-145m2 tại Hanoi Melody Residences có lượng quan tâm khả quan, thậm chí không ít khách hàng thay đổi mục đích ban đầu để sở hữu căn 3 phòng ngủ ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng....
-
Hôm nay họp bàn sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của Hà Nội và TP.HCM
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội và TPHCM.