Phối cảnh dự án Khu đô thị mới Dương Nội của Nam Cường Hà Nội.
Theo bản công bố thông tin, 6 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Nam Cường Hà Nội ghi nhận lãi sau thuế gần 194,6 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Nam Cường Hà Nội tăng nhẹ lên 7.887 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ở mức 41,16%, giảm so với 54,52% của cùng kỳ năm trước, tương ứng nợ phải trả là 3.246 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm 338 tỷ đồng.
Theo HNX, Nam Cường Hà Nội có một lô trái phiếu phát hành vào cuối năm 2018 với kỳ hạn 5 năm. Lô trái phiếu này sẽ đáo hạn vào ngày 28/12/2023. Thời điểm mới phát hành, lô trái phiếu gồm 7.180 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng giá trị 718 tỷ đồng, lãi suất 9,5%/năm.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội tiền thân là Tổ hợp dịch vụ Vận tải vật tư nông nghiệp và xây dựng Xuân Thủy, được thành lập từ năm 1984, người sáng lập là Chủ tịch quá cố Trần Văn Cường.
Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Tập đoàn với tên Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường từ tháng 12/2007; đến tháng 08/07/2009 cổ phần hóa, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội, với hai cổ đông sáng lập là vợ ông Cường - bà Lê Thị Thúy Ngà (Chủ tịch HĐQT hiện nay của Tập đoàn) và bà Trần Thị Quỳnh Ngọc (con gái ông Cường).
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Tập đoàn Nam Cường Hà Nội hiện có 9 công ty con gồm: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Đông Hải, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Đô thị Evergreen, Công ty Cổ phần Thiết bị và Vật tư Nam Cường, Công ty TNHH Thí nghiệm và Kiểm định Công trình NDT, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đô thị, Công ty TNHH Quản lý và Dịch vụ Khu đô thị Nam Cường, Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Nam Cường, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nam Cường Phú Quốc, và Công ty Cổ phần Sàn Bất động sản Nam Cường.
Tập đoàn Nam Cường Hà Nội là chủ đầu tư của nhiều dự án khu đô thị quy mô lớn tại khu vực phía Bắc, như: Khu đô thị mới Dương Nội, Khu đô thị mới Cổ Nhuế (tại Hà Nội); Khu đô thị mới Hòa Vượng và Thống Nhất (tại Nam Định); Khu văn hóa thể thao và đô thị mới phía Đông, Khu đô thị mới phía Tây (tại Hải Dương); Khu đô thị Mỹ Trung (Nam Định)...
Trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, Nam Cường có dự án Khu tổ hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Nam Cường Phú Quốc tại tỉnh Kiên Giang, cùng hệ thống khách sạn Nam Cường ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…
-
Diễn biến mới tại dự án ven biển của Tập đoàn Nam Cường tại Phú Yên
Dự án thương mại dịch vụ tại Phú Yên của Tập đoàn Nam Cường được gian hạn thêm 24 tháng.
-
Hơn 43% giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn là trái phiếu bất động sản
Từ 4/10 đến cuối năm 2024, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 78.878 tỷ đồng. Trong đó, có 43,5% giá trị trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 34.317 tỷ đồng.
-
VnDirect: Các chiến lược tài chính khéo léo sẽ là chìa khoá giúp nhóm bất động sản vượt áp lực đáo hạn trái phiếu
Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong các quý tiếp theo khi áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng. Các chiến lược tài chính khéo léo cùng với sự hỗ trợ từ phía ...
-
Trái phiếu đáo hạn: Công ty bất động sản có được khất nợ qua năm 2025?
Tôi có mua trái phiếu doanh nghiệp của một công ty bất động sản tương đối lớn và uy tín ở thời điểm mua; tuy nhiên, hiện tại họ đang gặp khó khăn trong tài chính, khả năng cao là không có nguồn tiền để trả nợ trái phiếu đúng hạn trong năm 2024....