Trong thi công xây dựng hiện nay, các công trình phải đáp ứng các yêu cầu an toàn chịu lực, cách âm cách nhiệt cũng như an toàn phòng chống cháy nổ.
Để gia tăng tuổi thọ sử dụng, các công trình phải thiết kế và xây dựng đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, chịu được các tải trọng trong quá trình sử dụng. Trong đó, bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng rất phổ biến, giúp đáp ứng những yêu cầu về kết cấu và độ bền của công trình.
Bê tông cốt thép là vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng
Thông thường, bê tông là loại vật liệu hỗn hợp bao gồm xi măng, cát, sỏi đá kết lại với nhau dưới tác dụng của nước. Tuy nhiên, bê tông chịu nén rất tốt nhưng khả năng chịu kéo yếu nên người ta kết hợp với cốt thép để tăng sức bền chịu kéo.
Sự kết hợp này sử dụng cường độ nén của bê tông kết hợp với cường độ kéo của thép để ứng dụng cho nhiều loại tải trọng khác nhau.
Ưu điểm bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép được xem là một loại đá nhân tạo, có ứng dụng cao trong xây dựng các công trình phục vụ dân dụng lẫn trong công trình giao thông.
Độ bền cao
Bê tông cốt thép là một loại đá, do đó có cường độ tốt, sức căng cũng như độ nén cao. Theo thời gian, cường độ chịu lực không bị giảm đi mà còn tăng lên, với điều kiện cốt thép không bị ăn mòn.
Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực từ môi trường cao hơn các vật liệu như thép, gỗ…
Bê tông cốt thép có cường độ tốt, sức căng cũng như độ nén cao
Khả năng chịu nhiệt, chống cháy
Trong ngưỡng dưới 400 độ C thì cường độ của bê tông không bị suy giảm đáng kể, hệ số dẫn nhiệt của bê tông cũng thấp nên giúp bảo vệ cốt thép ở nhiệt độ cao.
Bản chất của bê tông là chống cháy, có thể chịu được nhiệt trong thời gian 2-6 tiếng cho phép các hoạt động cứu hộ trong trường hợp hỏa hoạn. Do đó, các tòa nhà bằng bê tông cốt thép có khả năng chống cháy cao hơn các vật liệu xây dựng khác như gỗ hay thép.
Chi phí sản xuất rẻ
Thành phần bê tông cốt thép rất phổ biến trên toàn thế giới, do đó chi phí sản xuất thấp. Bên cạnh đó, chi phí bảo quản, bảo dưỡng bê tông trong quá trình sử dụng lại thấp hơn hẳn các công trình bằng gỗ và sắt thép.
Dễ dàng thi công
Người ta có thể trộn, đúc, hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông để thành những kết cấu có hình dạng như ý muốn, kể cả những kết cấu lớn và phức tạp.
Tuy nhiên, bê tông cốt thép cũng có một số điểm hạn chế như có trọng lượng nặng hơn các kết cấu khác như gạch, đá, gỗ. Khả năng tái sử dụng thấp, việc tháo dỡ, vận chuyển bê tông sau khi sử dụng rất tốn kém và tiêu hao nhiều công sức.
Bên cạnh đó, thời gian thi công lâu khi bê tông cần thời gian để đông cứng, thông thường 28 ngày mới đạt đủ cường độ.
Chính vì vậy, thời gian gần đây, xu hướng chung là thay thế bê tông cốt thép bằng những vật liệu xây dựng mới, vừa thân thiện với môi trường lại vừa tối ưu chi phí và thời gian thi công.
Một số loại vật liệu xây dựng thay thế bê tông cốt thép
Dưới đây là một số loại vật liệu xây dựng mới thay thế bê tông cốt thép vừa rẻ vừa chất lượng cho bạn tham khảo lựa chọn.
Gạch bê tông bọt khí siêu nhẹ
Gạch AAC hay còn được gọi là gạch siêu nhẹ, là một dòng gạch được sản xuất từ bê tông khí chưng áp.
Gạch bê tông bọt khí siêu nhẹ
Loại gạch này vẫn sử dụng nguyên liệu chính là xi măng, vôi, cát, song có bổ sung thêm bột nhôm, thạch cao, chất tạo bọt… Bề mặt của loại gạch này có nhiều lỗ nhỏ do trong quá trình sản xuất có sản sinh ra một lượng khí hydro nhất định.
Gạch bê tông bọt khí có trọng lượng nhẹ và bền hơn nhiều lần so với gạch bê tông truyền thống. Bên cạnh đó, gạch còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt, chống cháy ưu việt và nổi được trên mặt nước.
Gạch đá bê tông xốp
Nói đến vật liệu nhẹ dùng trong xây dựng thì không thể không kể đến gạch đá bê tông xốp. Nguyên liệu chính để sản xuất ra loại gạch này là xi măng, thủy tinh, cát, thạch cao và nhiều chất phụ gia khác.
Gạch đá bê tông xốp
Bê tông xốp có được là do quá trình hóa hợp thủy nhiệt của hỗn hợp xi măng và chất kết dính vôi và cát. Khi được nấu chảy, chúng hòa trộn lại với nhau và cho ra viên gạch có màu sắc, hình dáng đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng.
Ưu điểm của vật liệu này là có trọng lượng nhẹ, giúp giảm tải trọng và tăng khả năng chịu lực của công trình.
Ngoài ra, gạch đá bê tông xốp còn có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống nóng và chống rung tốt. Chi phí rẻ hơn so với vật liệu truyền thống và ễ dàng vận chuyển khi thi công.
Bê tông độn rơm
Bê tông siêu nhẹ độn rơm là một trong những vật liệu có thể thay thế cho bê tông cốt thép.
Bê tông siêu nhẹ độn rơm
Được biết, nguyên liệu để làm nên loại vật liệu này gồm có nhựa thông, keo da trâu, xi măng PC40, cát hoặc xỉ than, trấu bổi rơm, rạ, lõi bắp ngô, dung dịch tạo bọt... Đây được đánh giá là một loại vật liệu có cách sản xuất tận thu được các sản phẩm phế thải của nông nghiệp và đảm bảo yếu tố không gây ô nhiễm môi trường.
Ưu điểm cẩu bê tông siêu nhẹ độn rơm là có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, không gây tải trọng ngang và khả năng chống cháy cao. Đặc biệt sử dụng vật liệu bê tông siêu nhẹ độn rơm để thay thế bê tông cốt thép có thể giúp giảm khoảng 25-30% chi phí xây dựng so với các vật liệu khác, giảm 20-50% kết cấu móng ban đầu, giảm 70% lượng vữa xây.
Sàn nhẹ Ubot
Sàn nhẹ Ubot
Nhắc đến nhựa và bê tông, chắc chắn phải nhắc đến sàn nhẹ Ubot, hay sàn phẳng không dầm. Loại vật liệu xây dựng nhẹ này được làm từ nguồn rác thải nhựa tái chế, cụ thể là nhựa polypropylen.
Với trọng lượng nhẹ, sử dụng sàn nhẹ Ubot giúp giảm tải trọng hiệu quả cho công trình. Ngoài ra, độ bền và khả năng chịu lực của vật liệu này lại tương tự như sàn bê tông cốt thép truyền thống.
-
Vì sao nên sử dụng phụ gia trong thi công bê tông và vữa?
Sử dụng chất phụ gia xây dựng giúp cường độ của bê tông được nâng cao, qua đó đảm bảo chất lượng và rút ngắn tiến độ thi công công trình.