Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC) vừa thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023, với lợi nhuận sau thuế đạt mức 150 tỷ đồng, ấp hơn nhiều so với kết quả đạt được trong 2 năm gần đây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đặt mục tiêu với sản lượng tiêu thụ 1 triệu tấn thép các loại.
Lỗ kỷ lục ở quý 3, Thép SMC vẫn tự tin đặt kế hoạch lãi trăm tỷ trong năm 2023
Được biết, kế hoạch trên được Thép SMC đưa ra trong bối cảnh ngành thép đang bước vào giai đoạn suy thoái sau 2 năm kinh doanh bùng nổ, với giá thép và nhu cầu giảm mạnh.
Mặt khác, sự suy yếu của thị trường bất động sản cũng là một trong những yếu tố đáng ngại đối với ngành thép trong thời gian tới.
Tại quý 3 vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm với mức lỗ kỷ lục. Trong đó, Thép SMC ghi nhận doanh thu thuần quý 3.2022 đạt 5.672 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, công ty lại lỗ sau thuế 219 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn và chi phí tài chính tăng cao.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, SMC ghi nhận doanh thu đạt 18.949 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 94 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi lớn 869 tỷ đồng.
Phía SMC cho biết, sản lượng thép bán ra trong 9 tháng 2022 tăng 20% so với cùng kỳ đã làm doanh thu tăng 25%. Tuy nhiên, do giá thép bán ra sụt giảm nhanh và liên tục so với giá nguyên liệu nhập khẩu trước đó. Điều này đã làm cho giá bán một số mặt hàng thép thấp hơn giá vốn nên lợi nhuận trong 3 quý đầu năm giảm 75% so với cùng kỳ.
Năm 2022, Thép SMC đặt mục tiêu doanh thu là 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 300 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 7% và 67% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, sau 9 tháng, công ty còn cách rất xa kế hoạch lợi nhuận.
Sau 9 tháng, SMC còn cách rất xa kế hoạch lợi nhuận 300 tỷ đồng của năm 2022
Về triển vọng ngành thép, Chứng khoán KIS cho biết năm 2022, ngành thép đã bị ảnh hưởng nặng nề do lạm phát cao kéo dài làm giảm nhu cầu toàn cầu. Bước sang năm 2023, nhu cầu toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại rõ rệt hơn.
Do đó, Chứng khoán KIS cho rằng kết quả hoạt động của hầu hết các ngành sử dụng thép cuối cùng sẽ sụt giảm đáng kể. Mặc dù có một số tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản tại Trung Quốc và chính sách Zero Covid.
Theo đánh giá của chuyên gia, ngành thép toàn cầu sẽ không có cải thiện đáng kể nào trong năm 2023, các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nhu cầu toàn cầu chững lại.
-
Ba động lực chính giúp ngành thép phục hồi trong năm 2023
Sau một thời gian dài “thê thảm”, triển vọng ngành thép có thể sáng hơn trong năm 2023 nhờ động lực từ thị trường Trung Quốc, nguồn cung bất động sản và đầu tư công trong nước.








-
Doanh nghiệp thép nào vừa công bố lãi tăng gần 200% khiến cả ngành ngỡ ngàng?
Doanh nghiệp thép nào vừa công bố lãi tăng gần 200% khiến cả ngành ngỡ ngàng? Giữa lúc nhiều doanh nghiệp vẫn đang "ngóng sóng" phục hồi, một công ty thép bất ngờ bứt phá, mở màn mùa báo cáo tài chính quý 2/2025 bằng con số khiến nhà đầu tư giật m...
-
Doanh nghiệp thép 30 năm tuổi tại Đồng Nai bị phạt và truy thu thuế hàng tỷ đồng
Doanh nghiệp thép này có địa chỉ tại Đồng Nai, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: sản xuất ống thép công suất 30.000 tấn/năm; gia công cơ khí công suất 12.000 tấn/năm và mạ kẽm nhúng nóng công suất 60.000 tấn/năm....
-
Mở lối phát triển cho doanh nghiệp ngành thép
Ngành thép Việt Nam đang khó khăn khi việc tiêu thụ trong nước chưa thật sự khởi sắc, xuất khẩu cũng gặp khó bởi các loại thuế quan cùng áp lực cạnh tranh khốc liệt từ thép nhập khẩu giá rẻ......