Phát biểu tại một hội nghị mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến đường bộ cao tốc kết nối Vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 413.000 tỉ đồng.
Trong giai đoạn 2021 - 2026, Bộ GTVT dự tính bố trí khoảng 167.746 tỉ đồng để đầu tư hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc quan trọng có tính chất liên vùng và kết nối với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải, như: đường Vành đai 3 TP.HCM, các tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành…, nâng tổng số kilomet đường bộ cao tốc trong Vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 348 km.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, vành đai trong Vùng theo quy hoạch được duyệt. Chẳng hạn, đường vành đai 4 TP.HCM; các tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa... Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 250.165 tỉ đồng.
Theo đánh giá của Bộ GTVT, hạ tầng giao thông trong vùng Đông Nam Bộ tuy được đầu tư bàn bải, đồng bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ. Từ đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng lực cạnh tranh của Vùng.
Đông Nam Bộ có vai trò là đầu tàu, là động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước. Vùng được quan tâm đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng giao thông. Trong Vùng, có đầy đủ 5 phương thức vận tải, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Vùng có 2 cảng hàng không dân dụng hiện hữu là Tân Sơn Nhất và Côn Đảo. Khu vực sẽ sớm đón thêm cảng hàng không Long Thành với quy mô công suất khoảng 25 triệu hành khách/năm, hiện đang tiến tới hoàn thành giai đoạn 1. Khu vực có khoảng 11.838 km đường bộ; cùng tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM; đường thủy nội địa có 4 tuyến hành lang chính đóng vai trò kết nối nội vùng, liên vùng… Hệ thống cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương cũng đã được đầu tư với quy mô, trang thiết bị hiện đại. Trong đó, cảng Cái Mép - Thị Vải hiện thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và là một trong 21 cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 tấn… |
-
Cần thêm 130.000 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng hàng không
Theo quy hoạch hàng không giai đoạn 2021 – 2030, tổng mức vốn nhu cầu để đầu tư kết cấu hạ tầng 28 sân bay là 403.000 tỉ đồng. Hiện tại chỉ mới cân đối được 275.000 tỉ đồng, cần huy động thêm khoảng 128.000 tỉ đồng.
-
Khẩn trương mở rộng cao tốc nối TP.HCM với miền Tây lên 6 – 8 làn xe
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được mở rộng lên 6 – 8 làn xe nhằm đảm bảo kết nối giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh thành miền Tây.
-
Thủ tướng: Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000km cao tốc, xuyên suốt từ Cao Bằng tới Cà Mau
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau, đây cũng là mục tiêu có tính chất pháp lệnh, đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng, Quốc hội....
-
Chính phủ chỉ đạo gỡ vướng, chốt thời điểm hoàn thành hai tuyến cao tốc quan trọng ở miền Tây
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương cần gấp rút tháo gỡ khó khăn về thủ tục, nguồn vật liệu nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các tuyến cao tốc huyết mạch ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, là tuyến Cần Thơ – Cà Mau và Ch...