Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 24/8, Việt Nam đã thu hút 9.567,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 73,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, có 582 dự án được cấp phép mới với vốn đăng ký mới là 7.943,3 triệu USD, giảm 34,2% về số dự án và 30% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến ngày 24/8 có thêm 168 dự án đăng ký tăng vốn với số tăng thêm là 1.624,3 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ. Đây là kết quả khá “khiêm tốn” và được đánh giá là mức thấp nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Điều đó càng khẳng định việc thu hút khoảng 20 tỷ USD vốn FDI trong năm 2011 như dự kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra từ đầu năm là không dễ dàng.

Vốn FDI thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2011 nước đạt 7,3 tỷ USD, mặc dù tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì mức tăng này không “xứng” với kỳ vọng ban đầu.

Trong các ngành kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài tám tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đăng ký lớn nhất với 4 . 614 triệu USD, bao gồm 3 . 590,6 triệu USD vốn đăng ký mới và 1 . 023,4 triệu USD vốn tăng thêm; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 . 525,3 triệu USD vốn đăng ký mới; ngành xây dựng đạt 670,9 triệu USD, bao gồm 529,3 triệu USD vốn đăng ký mới và 141,6 triệu USD vốn tăng thêm. Nguyên nhân chính khiến dòng vốn FDI vào lĩnh vực xây dựng thời gian gần đây được các chuyên gia lý giải là do việc thắt chặt tín dụng đối với bất động sản tại Việt Nam, khiến thị trường trì trệ và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp FDI.

Tám tháng đầu năm , Việt Nam có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hải Dương dẫn đầu về vốn đăng ký với 2 . 472,7 triệu USD, chiếm 31,1% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là TP Hồ Chí Minh 1601,6 triệu USD, chiếm 20,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu 548 triệu USD, chiếm 6,9%; Hà Nội 446 triệu USD, chiếm 5,6%; Tây Ninh 436 triệu USD, chiếm 5,5%; Hưng Yên 278,4 triệu USD, chiếm 3,5%.

Trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam tám tháng năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng K ông (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 2 . 797,4 triệu USD, chiếm 35,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là S ingapo re 1 . 330,9 triệu USD, chiếm 16,8%; Nhật Bản 642,2 triệu USD, chiếm 8,1%; CHND Trung Hoa 461,4 triệu USD, chiếm 5,8%; Hàn Quốc 412,9 triệu USD, chiếm 5,2%;

Báo cáo cũng ước tính kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tính đến nay đạt khoảng 32,64 tỷ USD, nếu kể cả dầu thô, tăng tới 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ dầu thô thì còn đạt 27,73 tỷ USD và tăng 32%. Nhập khẩu là 30,1 tỷ USD và tăng 31%. Như vậy, ước tính khu vực doanh nghiệp FDI đã xuất siêu khoảng 2,54 tỷ USD trong 8 tháng qua. Nếu không kể dầu thô thì nhập siêu gần 2,4 tỷ USD./.
Theo Chu Huỳnh (VEN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.