Mục tiêu mà quỹ mới đề ra có thể sẽ tương tự như quỹ đầu tiên, đơn vị có giá trị 250 triệu USD và được EV Growth thành lập vào năm 2019.
Chia sẻ với tờ DealStreetAsia, Roderick Purwana, một đối tác của EV Growth đồng thời là đối tác quản lý tại SMDV trực thuộc Sinar Mas, cho biết rằng liên doanh sẽ mở rộng thị trường mục tiêu trong khu vực Đông Nam Á cho quỹ thứ hai.
Bên cạnh Việt Nam, EV Growth đã tập trung vào các công ty khởi nghiệp khác ở Indonesia, Thái Lan và Singapore. Ngoài ra, quỹ đầu tư thứ hai của liên doanh cũng sẽ tìm kiếm cơ hội ở Philippines và Malaysia.
"Nhiều công ty ở Philippines vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển do thị trường bị thống trị bởi 5 tập đoàn lớn. Tuy nhiên, quy mô thị trường tại đây là tương đối lớn. Trong khi đó, Malaysia là một thị trường nhỏ. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ tập trung vào thị trường hiện tại các thị trường như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore", ông Purwana chia sẻ.
Liên doanh tập trung chủ yếu vào các khoản đầu tư đang trong giai đoạn tăng trưởng. EV Growth hiện có 21 công ty trong danh mục đầu tư của mình, bao gồm công ty giao hàng Waresix của Indonesia, đơn vị gần đây đã gọi vốn đầu tư trị giá 100 triệu USD thành công; đơn vị quản lý và mua bán vé máy bay Traveloka; công ty fintech P2P KoinWorks của Indonesia; công ty thương mại điện tử Sendo của Việt Nam,....
Trong năm 2020, thị trường Đông Nam Á đã chứng kiến sự sụt giảm trong việc huy động vốn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Theo một báo cáo của tờ DealStreetAsia về thị trường Đông Nam Á, chỉ có 9 quỹ đầu tư có trụ sở tại khu vực này duy trì được sự ổn định trong năm qua. Trong khi đó, con số tương tự trong năm 2018 và 2019 lần lượt là 14 và 19.
Trong số các liên doanh có trụ sở tại Đông Nam Á, Tập đoàn B Capital của doanh nhân Eduardo Saverin, nơi tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng, là tổ chức gây quỹ lớn nhất tính đến năm 2020 với quỹ thứ hai trị giá 820 triệu USD.
-
TP Thủ Đức cần cơ chế, thẩm quyền vượt trội
TP Thủ Đức cần được hưởng quy chế hành chính đặc thù, được trao quyền tương xứng để tạo thành nơi dẫn dắt thúc đẩy kinh tế phát triển của TPHCM, của vùng và cả nước. Sự cào bằng trong cơ chế trao quyền sẽ khó giúp TP Thủ Đức phát triển mạnh mẽ.
-
Cấp căn cước gắn chíp từ tháng 1/2021: Tạo thuận lợi cho công dân
Từ tháng 1/2021, Công an TP Hà Nội triển khai cấp căn cước công dân (CCCD) theo mẫu mới (gắn chíp điện tử) cho người dân trên địa bàn. Trong đợt cao điểm này, các lực lượng bố trí máy móc thực hiện công tác cấp thẻ CCCD lưu động, vào tất cả các ngày trong tuần nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân.
-
Mua đất vườn làm nhà nghỉ dưỡng ngoại thành gặp vô vàn rủi ro
Trào lưu mua đất vườn, ruộng làm nhà vườn sốt sùng sục ở Hà Nội, tuy nhiên người mua có thể gặp rủi ro khi mua đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng đất không có sổ đỏ có thể bị phạt tới 40 triệu
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....