Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (Ảnh QH)
Chiều ngày 9/6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Giao thông Vận tải. Trong đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có báo cáo về tiến độ thực hiện của hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trong thời gian tới.
Về tuyến giao thông cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm hai gia đoạn. Giai đoạn 2021 – 2020 với chiều dài 654km đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2017 và khởi công lần lượt trong các năm 2019 – 2021.
Các dự án thuộc giai đoạn này sẽ hoàn thành toàn bộ năm 2023. Trong đó có 4 tuyến cao tốc sẽ hoàn thành cuối năm 2022 là Mai Sơn - quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.
Cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025 với tổng chiều dài 729km. Hiện nay dự án đã triển khai lập dự án đầu tư, triển khai kiểm đếm, căm mốc chỉ giới, lập phương án đền bù. Toàn bộ 729km sẽ khởi công vào tháng 11 và tháng 12 năm 2022 và phấn đấu hoàn thành năm 2025.
Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp này 5 tuyến cao tốc có chiều dài 549 km. Như vậy, cộng thêm với 1.290km cao tốc hiện đã hoàn thành, cả nước hiện có 3.222km cao tốc.
Hàng loạt tuyến cao tốc sắp khởi công
Với 3 tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Biên Hòa – Vũng Tàu, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột dự kiến tháng 6/2023 sẽ khởi công nếu được Quốc Hội thông qua và cơ bản hoàn thành vào năm 2025 đưa vào khai thác sử dụng năm 2026.
Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu có chiều dài hơn 53 km, trong đó đoạn qua TP.Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km).
Quy mô giai đoạn 1 dự kiến gồm 4 – 6 làn xe, vận tốc 100km/giờ. Tổng vốn đầu tư của giai đoạn 1 là 17.837 tỉ đồng theo hình thức đầu tư công.
Tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột sẽ có chiều dài 117,5km. Tuyến cao tốc sẽ được xây dựng quy mô là 4 làn xe. Trong giai đoạn phân kỳ, dự án sẽ đầu tư quy mô cao tốc 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m, hoàn thiện quy mô 4 làn xe tại thời điểm thích hợp; riêng hầm xây dựng 2 ống riêng biệt, trước mắt hoàn thiện để khai thác 1 ống, ống còn lại hoàn thiện tại thời điểm đầu tư hoàn chỉnh 4 làn theo quy hoạch.
Tổng vốn đầu tư sơ bộ của tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột dự kiến khoảng 21.935 tỉ đồng.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài là 188,2 km, trong đó đoạn tuyến qua địa phận tỉnh An Giang 56,74 km; thành phố Cần Thơ 37,72 km; tỉnh Hậu Giang 37,02km và tỉnh Sóc Trăng 56,67 km.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 khoảng 44.306 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường, tái định cư là 8.487 tỉ đồng; chi phí xây dựng là 27.534 tỉ đồng…
Đối với hai dự án Đường vành đai 3 TP.HCM và đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ khởi công vào tháng 6/2023, cơ bản hoàn thành vào năm 2026.
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, giai đoạn hiện nay đang có tốc độ tập trung rất cao về xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng. Tổng chiều dài tuyến cao tốc trong giai đoạn 2021 – 2025 (1.932km) là gấp 4 lần giai đoạn 2015 – 2020 (487km). Tổng nguồn vốn đầu tư cao tốc trong giai đoạn này cũng gấp gần 4 lần so với giai đoạn 2015 – 2020 (339.000 tỉ đồng với 89.000 tỉ đồng).
Do đó, để các dự án đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng yêu cầu Chính phủ, bộ ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ. Kiên kiết thay ngay các nhà thầu không đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.