Công trình nhà hát ngàn tỉ ở Thủ Thiêm bị ngưng thực hiện sau thời gian dài chậm triển khai (ảnh: Zingnews.vn)
Trong văn bản trình lên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu Tư báo cáo về kết quả thực hiện pháp luật đầu tư công trên địa bàn và hiệu quả, tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách thành phố.
Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong báo cáo là các dự án chậm triển khai. Cụ thể, qua rà soát từ năm 2015 đến nay, có 678 dự án không đạt tiến độ thi công, trong đó có 2 dự án sẽ tạm ngừng thực hiện bao gồm: dự án nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở khu đô thị mới Thủ Thiêm và dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cảng Cát Lái đến đường Vành đai 2.
Theo giải trình của Theo Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình dân dụng công nghiệp TP. HCM (chủ đầu tư nhà hát Thủ Thiêm), thời điểm đề xuất, nhu cầu xây dựng nhà hát là cần thiết. Tuy nhiên tác động của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của thành phố, do đó cần ưu tiên đầu tư cho các vấn đề an sinh xã hội và kích thích các ngành nghề phát triển.
Được biết, dự án nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch được lập từ năm 1993. Đến năm 1999, TP.HCM lên ý tưởng xây tại khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1). Kế hoạch chưa thể tiến tới thực hiện vì vị trí này được đánh giá không hợp để xây dựng công trình nghệ thuật.
Năm 2012, chính quyền thành phố quyết tâm khởi động lại việc xây nhà hát. Nhà hát dự kiến có tổng vốn đầu tư gần 2.200 tỉ đồng, rộng 1,2 ha bao gồm 2 khán phòng chính có sức chứa 1.700 chỗ. Vị trí được lựa chọn là ở Công viên 23 Tháng 9, hướng chính nhìn ra chợ Bến Thành. Công trình được giới hạn bởi các tuyến đường Tôn Thất Tùng, Lê Lai và Phạm Ngũ Lão – khu đất vàng của thành phố. Tuy nhiên, chủ trương này của thành phố tiếp tục gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Tháng 8/2017, UBND TP.HCM quyết định chọn khu vực Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) là địa điểm xây nhà hát. Tháng 10/2017, HĐND TP.HCM họp phiên bất thường, thông qua chủ trương xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch. Theo kế hoạch, Nhà hát Thủ Thiêm có quy mô 1.700 chỗ ngồi, gồm một khán phòng lớn 1.200 chỗ và 1 khán phòng nhỏ 500 chỗ.
Ban đầu, Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỉ đồng, dự kiến khởi công trong năm 2018 và hoàn thành vào năm 2022, nguồn vốn từ ngân sách thành phố là khoản tiền bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn. Sau đó, chủ đầu tư dự án đề xuất tăng tổng mức đầu tư dự án lên 1.988 tỉ đồng và điều chỉnh thời gian thực hiện từ năm 2018 đến 2024.
-
Rũ bỏ quá khứ trầy trật, khối bê tông từng làm “xấu mặt” TP.HCM đang hồi sinh
Sở hữu vị trí vô cùng đắc địa tại trung tâm TP.HCM nhưng số phận của dự án Sài Gòn One Tower (nay là IFC One) suốt hơn 10 năm qua luôn trầy trật. Thậm chí, dự án này từng được gọi tên trong số những công trình làm xấu bộ mặt thành phố. Tuy nhiên, những câu chuyện đó có thể chỉ còn là quá khứ khi dự án này đang được chủ nhân khoác “tấm áo” mới, hứa hẹn sẽ trở thành biểu tượng xứng đáng với vị trí đắc địa của nó.
-
Bất ngờ với đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái
Ngày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Fecon cùng đối tác Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đã đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái, nhằm kết nối TP.HCM và Đồng Nai. Theo đại diện Fecon, việc xây hầm sẽ giảm thiểu khó khăn t...
-
Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024
Nhà sáng lập Ecopark vừa được vinh danh ở hạng mục Chủ đầu tư của thập kỉ do BTC Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru trao tặng. Riêng dự án Ecovillage Saigon River- bất động sản Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam còn nhận được giải thưởng Dự...
-
TP.HCM sẽ sửa chữa gần 4.000 căn hộ để phục vụ tái định cư
UBND TP.HCM vừa triển khai kế hoạch sửa chữa gần 4.000 căn hộ chung cư thuộc sở hữu nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu tái định cư cho người dân. Đây là động thái quan trọng để giải quyết các khó khăn trong việc quản lý, sử dụng quỹ nhà ở công cộng và đả...