Ảnh minh hoạ
Quyết định nêu rõ, thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Hội đồng).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các ủy viên của Hội đồng, gồm: Lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên Hội đồng, cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
Các Thành viên có tránh nhiệm tham gia ý kiến đúng thời hạn theo đề nghị của Cơ quan thường trực Hội đồng, trường hợp quá hạn chưa trả lời thì coi là thống nhất với nội dung lấy ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không trả lời đúng hạn.
Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về chất lượng và tiến độ hoàn thành thẩm định, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại kỳ họp bất thường thứ 9 (tháng 2 năm 2025). Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện Báo cáo thẩm định theo quy định, trong đó khẳng định rõ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đủ điều kiện để Chính phủ thông qua, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Các cơ quan có thành viên thuộc Hội đồng có văn bản cử người gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 25/1/2025.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan trong quá trình thẩm định Dự án, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư phục vụ việc lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo đúng quy định của pháp luật.
Theo phương án của Ban Quản lý dự án đường sắt, dự án có điểm đầu tuyến tại khu vực nối ray giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Chiều dài tuyến 388 km gồm đoạn ga Lào Cai - ga Cảng Lạch Huyện dài 383 km, đoạn ga Lào Cai - điểm nối ray dài 5,1 km; tuyến nhánh nối cảng Nam Hải Phòng và Nam Đình Vũ dài 7,8 km; tuyến nhánh nối ga Yên Thường và ga Yên Viên dài 2,1 km.
Trên tuyến có 30 ga với 3 ga lập tàu, 19 ga hỗn hợp và 8 ga kỹ thuật, đi qua 9 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 160 km/h trên đoạn chính tuyến ga Lào Cai - ga Cảng Lạch Huyện, 80 km/h cho đoạn Lào Cai và các đoạn tuyến nhánh, 120 km/h đối với đoạn đường sắt đi qua Hà Nội, đi trùng đường sắt vành đai phía đông.
Tổng vốn đầu tư dự án hơn 211.000 tỷ đồng, bao gồm 135.600 tỷ đồng vốn vay ưu đãi để xây dựng; chi phí thiết bị, phương tiện; tư vấn thiết kế, giám sát thi công; chi phí dự phòng và khoảng 75.430 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ sử dụng cho chi phí quản lý dự án, thuế giá trị gia tăng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, lãi vay...
-
Một tỉnh miền núi phía Bắc đặt mục tiêu khởi công đường sắt tốc độ cao và sân bay trong năm 2025
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3, tuy nhiên địa phương này vẫn quyết tâm đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng trong năm 2025, trong đó có việc khởi công xây dựng một số dự án trọng điểm.
-
Theo đề xuất, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng sẽ có tổng chiều dài 388km, tổng vốn đầu tư hơn 211.000 tỷ đồng. Dự án sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phố và kết nối với Trung Quốc.








-
Bắc Ninh: “Gỡ nút thắt” loạt dự án trọng điểm
Sáng 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh – ông Vương Quốc Tuấn – chủ trì hội nghị với sự góp mặt của hàng loạt lãnh đạo tỉnh, các sở ngành chủ chốt và đại diện nhiều chủ đầu tư lớn, nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn trong quá trình triển khai hàng loạt dự ...
-
Thị trường Hà Nội: Căn hộ mới chạm đỉnh
Trong khi giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội tiếp tục tăng vọt, ghi nhận mức tăng trung bình 22%/năm trong 5 năm qua, thì thị trường thứ cấp lại bước vào một đợt điều chỉnh giảm giá. Sự phân hóa rõ rệt này đang tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa giá...
-
Hà Nội tăng cường quản lý đất đai trong quá trình sắp xếp địa giới hành chính
Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 04/CĐ-UBND yêu cầu toàn hệ thống chính quyền tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính....