Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Theo đó, Nghị định này quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà để hộ dân, tổ chức, cá nhân tự sử dụng và không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, có liên kết hoặc không liên kết với lưới điện quốc gia.
Điện mặt trời mái nhà dư phát lên lưới điện sẽ có giá 0 đồng
Cụ thể, với trường hợp điện tự sản, tự tiêu có liên kết với lưới điện, nhưng không bán điện cho tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương cho biết loại hình này phù hợp lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở, trụ sở doanh nghiệp…
Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà chỉ sử dụng tại chỗ, không bán cho ai, bao gồm cả việc không bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nghĩa là không có đầu tư kinh doanh điện, không cho phép hoạt động kinh doanh mua bán điện).
Trường hợp điện dư thừa, cho phép cá nhân, tổ chức lựa chọn phát sản lượng điện mặt trời dư, nếu có, vào hệ thống điện. Nhà nước ghi nhận sản lượng điện dư này với giá 0 đồng (không thanh toán, đổi lại nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân được bám lưới điện, được liên kết với lưới điện quốc gia để điện mặt trời mái nhà vận hành, hoạt động ổn định).
Nếu cá nhân, tổ chức lựa chọn không phát sản lượng điện dư vào lưới điện quốc gia thì phải tự đầu tư lắp đặt thiết bị hạn chế tối đa phát điện dư vào hệ thống điện. Công suất điện mặt trời mái nhà của mỗi tổ chức, cá nhân phải phù hợp với phụ tải hiện có khi đăng ký đầu tư, lắp đặt. Quy định này không áp dụng với điện mặt trời mái nhà trên phạm vi cả nước.
Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà không liên kết với lưới điện quốc gia về tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, phải đảm bảo cả nguồn phát điện và phụ tải không liên kết với lưới điện quốc gia. Quy mô công suất lắp điện mặt trời mái nhà cho trường hợp này không giới hạn tại thời điểm thực hiện đăng ký phát triển.
Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà, dự thảo quy định các cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển.
Cụ thể, công suất điện mặt trời mái nhà được lắp đặt sẽ phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Tại vùng đồng bằng sông Hồng, hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ phải phù hợp với định hướng phát triển vùng và liên kết vùng.
Tương tự, hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở riêng lẻ sẽ không phải thực hiện việc phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư, không phải lập dự án đầu tư. Đây là nguồn điện chỉ sử dụng tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không hoạt động kinh doanh điện, không có yếu tố nước ngoài.
Với trường hợp khác, phải thực hiện theo quy định hiện hành, như việc cần xin ý kiến có hay không phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đất, công trình xây dựng có mái nhà không phải thực hiện bổ sung đất năng lượng và công năng cho công trình năng lượng theo quy định pháp luật về điện lực, đất đai...
-
Google sẽ bán dữ liệu bản đồ cho các dự án điện mặt trời, giá bán lên tới 100 triệu USD
Google đang lên kế hoạch cấp phép các bộ dữ liệu bản đồ mới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, dự kiến mang về doanh thu 100 triệu USD trong năm đầu tiên.
-
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên nói gì về tình trạng “núp bóng” trang trại làm điện mặt trời?
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 21 trang trại có đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, hạng mục này không nằm trong chủ trương đầu tư được phê duyệt, nhưng lại là hạng mục chính của trang trại.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.