Tháng 8/2023, lần đầu tiên trong năm 2023, trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 60 tỷ USD/tháng. Hình minh họa
Trong 7 tháng trước đó, xuất nhập khẩu thường ở mức hơn 50 tỷ USD/tháng, thậm chí tháng 1 và tháng 2 chưa đạt được con số 50 tỷ USD/tháng.
Cụ thể, trong tháng 8 xuất nhập khẩu đã tiếp tục đà tăng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 32,76 tỷ USD, tăng 9% so với tháng trước. Trị giá nhập khẩu đạt 29,32 tỷ USD, tăng 8,6% so với tháng trước, cán cân thương mại xuất siêu 3,44 tỷ USD.
Kết quả đạt được trong tháng 8 đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 8 tháng đầu năm đạt 436,44 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 228,17 tỷ USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ (tương ứng giảm 24,79 tỷ USD); kim ngạch nhập khẩu đạt 208,27 tỷ USD; giảm 15,9% (tương ứng giảm 39,42 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 19,89 tỷ USD.
Theo số liệu trước đó của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng qua có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,4%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và̀ khoáng sản ước đạt 2,82 tỷ USD, chiếm 1,2%; nhóm hà̀ng công nghiệp chế biến ước đạt 201,31 tỷ USD, chiếm 88,4%; nhóm hà̀ng nông sản, lâm sản ước đạt 17,87 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hà̀ng thủy sản ước đạt 5,71 tỷ USD, chiếm 2,5%.
Trong 8 tháng năm 2023 có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 89,9% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 38,8%).
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 62,3 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 68,1 tỷ USD.
Trong 8 tháng qua, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 53 tỷ USD giảm 21% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 19,6 tỷ USD, giảm 9,7%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,5 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 146 triệu USD); nhập siêu từ Trung Quốc 32,3 tỷ USD, giảm 30,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 17,3 tỷ USD, giảm 34,5%; nhập siêu từ ASEAN 5,2 tỷ USD, giảm 38,4%.
Như vậy, có thể thấy từ tháng 1 đến tháng 4 liên tục suy giảm, thì sang đến tháng 5 cho tới tháng 8, xuất khẩu đã lấy lại được đà tăng dương. Sự phục hồi này nhờ những chính sách nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời tận dụng hiệu quả những cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), như Hiệp định Ðối tác toàn diện và Tiến bộ XuyênThái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu.
-
7 tháng: Xuất siêu 16,48 tỷ USD, tăng 12 lần so với cùng kỳ
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 16,48 tỷ USD, cao gấp 12 lần so với mức thặng dư 1,34 tỷ USD của cùng kỳ năm 2022 và cao hơn con số 15,23 tỷ USD ước tính của Tổng cục Thống kê đưa ra trước đó.
-
Nửa đầu tháng 7/2023: Xuất nhập khẩu đạt hơn 27 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7/2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 27,2 tỷ USD, giảm 4,1 % so với nửa cuối tháng trước.
-
10 tháng, trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm gần 68%
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,lũy kế trong 10 tháng/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 647,91 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 10 tháng/2024 đạt 438,83 tỷ USD, chiếm 67,77%....
-
Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Ngày 17/11, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Brazil tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. Tại đây, hai nhà lãnh đạo nh...
-
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.