Phạm vi nghiên cứu đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành theo đề xuất của Tư vấn
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới đây đã có văn bản gửi Ban quản lý dự án đường sắt liên quan đến Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt và đơn vị tư vấn nghiên cứu kỹ trong quá trình lập Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
Các nội dung cần làm rõ bao gồm: tốc độ thiết kế, khả năng bố trí quỹ đất cho dự án và phương án hướng tuyến của dự án.
Cụ thể, đơn vị nghiên cứu cần lựa chọn khung tiêu chuẩn áp dụng; đồng thời bổ sung phân tích, luận chứng khoa học (bao gồm định tính và định lượng) trong việc đề xuất lựa chọn tốc độ (vận tốc tối đa 80km/h; vận tốc khai thác 60km/h).
Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành hiện vẫn đang được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đô thị liên vùng.
Ban quản lý dự án đường sắt, tư vấn cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn của địa phương để rà soát, đối chiếu phương án hướng tuyến, ga với các quy hoạch của địa phương, làm rõ khả năng bố trí quỹ đất cho dự án (đặc biệt tại khu quy hoạch quỹ đất thích hợp tại các khu vực ga đường sắt để phát triển các đô thị…) bảo đảm tính khả thi của phương án đề xuất.
Bộ GTVT lưu ý, đây hành lang giao thông có độ nén, tập trung nhiều dự án giao thông lớn (tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, vành đai 4, tuyến đường sắt đô thị số 2 TP.HCM...
Đơn vị nghiên cứu phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, Viện Chiến lược làm rõ sự phù hợp của phương án hướng tuyến (chiều dài khoảng 42 km chính tuyến, khoảng 10 km tuyến nhánh) với hướng tuyến theo quy hoạch mạng lưới đường sắt tại Quyết định ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (chiều dài tuyến khoảng 38 km).
Nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến nên được nghiên cứu vấn đề kết nối với mạng lưới đường sắt quốc gia, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu toàn diện nhằm bảo đảm hiệu quả, tính khả thi. Dự kiến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sẽ hoàn thành trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền trong năm 2024.
Tuyến đường sắt nhẹ nối Thủ Thiêm (TP.HCM) với sân bay Long Thành (Đồng Nai) dài 38 km sẽ được xây dựng với tổng đầu tư dự kiến 40.500 tỉ đồng. Tuyến đường sắt này nằm trong danh mục các dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 đã được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất. Dự án này cũng đã được đưa vào quy hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. |
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).